1. Chuyến bay số hiệu 9525 của hãng Germanwings: Ngày 24/3/2015, một máy bay Airbus A320 mang số hiệu 9525 của hãng hàng không Đức Germanwings đã đâm vào dãy núi Alps ở miền nam nước Pháp. Thảm kịch hàng không này đã làm toàn bộ 150 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Các nhà điều tra tin rằng cơ phó người Đức của chiếc máy bay đã nhốt cơ trưởng bên ngoài khoang lái, sau khi người này rời khỏi vị trí vì một nguyên nhân chưa xác định. Anh ta cũng đã từng thử hạ độ cao nhiều lần để “diễn tập” cho ý đồ của mình. Thiết bị thu âm buồng lái cho thấy cơ phó vẫn còn thở cho đến tận thời điểm va chạm. Chúng chính là bằng chứng anh ta đã cố tình phá hủy chiếc máy bay khi đang trên hành trình từ Barcelona (Tây Ban Nha) đến Dusseldorf (Đức). Người này từng được điều trị tâm lý vì có khuynh hướng tự sát và bị bác sĩ kết luận là không có đủ khả năng làm việc. 2. Chuyến bay TM470 của Mozambique Airlines: Ngày 29/11/2013, chuyến bay mang số hiệu TM470 khởi hành từ thủ đô Maputo của Mozambique đến Angola chở theo 27 hành khách và 6 thành viên tổ bay. Tuy nhiên, phi cơ này đã không thể đến đích như dự kiến mà rơi xuống miền Đông Bắc Namibia.Ngay trước khi tai nạn xảy ra, cơ trưởng của chuyến bay đã khóa buồng lái, bỏ mặc người lái phụ vô vọng đập cửa ở bên ngoài.Những điều tra ban đầu của Viện Hàng không Mozambique (IACM) cho thấy cơ trưởng đã chủ động gây tai nạn làm toàn bộ người có mặt trên máy bay thiệt mạng. Tuy nhiên, động cơ đứng đằng sau hành động của cơ trưởng vẫn chưa được làm rõ. 3. Chuyến bay 990 của EgyptAir: Ngày 31/10/1999, toàn bộ 202 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu 990 của hãng hàng không Egypt Air (Ai Cập) đã thiệt mạng sau khi máy bay đâm xuống biển. Tương tự sự việc xảy ra với máy bay Germanwings hay Mozambique Airlines, cơ trưởng của chuyến bay – khởi hành từ New York đến Cairo – đã bị nhốt ngoài khoang lái. Báo cáo điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Mỹ (NTSB) cho biết sau khi cơ trưởng đi vào phòng vệ sinh, cơ phó đã nói rằng "Tôi đặt niềm tin vào Chúa" rồi điều chỉnh cần lái để lao máy bay xuống mặt nước. NTSB kết luận phi công phụ phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn, nhưng không thể nói rõ lý do tại sao anh ta lại cố ý làm máy bay rơi. 4. Chuyến bay MI-185 của hãng SilkAir: Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia không tìm thấy bằng chứng liên quan đến lỗi kỹ thuật đối với chuyến bay khởi hành từ Jakarta đến Singapore ngày 19/12/1997. Không lâu sau khi cất cánh, máy bay đã đâm xuống sông Musi ở phía Nam tỉnh Sumatra.Các nhà điều tra Mỹ tin rằng cơ trưởng đã vô hiệu hai hộp đen ghi chép dữ liệu chuyến bay và điều khiển máy bay lao chúi xuống, ngay sau khi lừa được cơ phó rời khỏi khoang lái. Hậu quả, toàn bộ 104 người trên chuyến bay này đều thiệt mạng. Truyền thông địa phương khẳng định cơ trưởng này từng bị kỷ luật và nợ nần chồng chất vì thua cổ phiếu. 5. Chuyến bay 350 của hãng Japan Airlines: Ngày 9/2/1982, chuyến bay mang số hiệu 350 của Hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines chở 166 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn đâm xuống vịnh Tokyo, cách đường băng sân bay Hanedo chỉ 270 mét.Các nhà điều tra kết luận phi công đã cố ý tắt động cơ máy bay để gây ra vụ tai nạn này. Người đại diện của hãng Japan Airlines tại thời điểm đó cho biết phi công đã bị bệnh tâm thần từ khoảng 2 năm trước nên không bị kết án. Mặc dù không gây thảm họa kinh hoàng, nhưng kế hoạch tự sát của anh ta vẫn khiến 24 người khác thiệt mạng.
1. Chuyến bay số hiệu 9525 của hãng Germanwings: Ngày 24/3/2015, một máy bay Airbus A320 mang số hiệu 9525 của hãng hàng không Đức Germanwings đã đâm vào dãy núi Alps ở miền nam nước Pháp. Thảm kịch hàng không này đã làm toàn bộ 150 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Các nhà điều tra tin rằng cơ phó người Đức của chiếc máy bay đã nhốt cơ trưởng bên ngoài khoang lái, sau khi người này rời khỏi vị trí vì một nguyên nhân chưa xác định. Anh ta cũng đã từng thử hạ độ cao nhiều lần để “diễn tập” cho ý đồ của mình. Thiết bị thu âm buồng lái cho thấy cơ phó vẫn còn thở cho đến tận thời điểm va chạm.
Chúng chính là bằng chứng anh ta đã cố tình phá hủy chiếc máy bay khi đang trên hành trình từ Barcelona (Tây Ban Nha) đến Dusseldorf (Đức). Người này từng được điều trị tâm lý vì có khuynh hướng tự sát và bị bác sĩ kết luận là không có đủ khả năng làm việc.
2. Chuyến bay TM470 của Mozambique Airlines: Ngày 29/11/2013, chuyến bay mang số hiệu TM470 khởi hành từ thủ đô Maputo của Mozambique đến Angola chở theo 27 hành khách và 6 thành viên tổ bay. Tuy nhiên, phi cơ này đã không thể đến đích như dự kiến mà rơi xuống miền Đông Bắc Namibia.
Ngay trước khi tai nạn xảy ra, cơ trưởng của chuyến bay đã khóa buồng lái, bỏ mặc người lái phụ vô vọng đập cửa ở bên ngoài.
Những điều tra ban đầu của Viện Hàng không Mozambique (IACM) cho thấy cơ trưởng đã chủ động gây tai nạn làm toàn bộ người có mặt trên máy bay thiệt mạng. Tuy nhiên, động cơ đứng đằng sau hành động của cơ trưởng vẫn chưa được làm rõ.
3. Chuyến bay 990 của EgyptAir: Ngày 31/10/1999, toàn bộ 202 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu 990 của hãng hàng không Egypt Air (Ai Cập) đã thiệt mạng sau khi máy bay đâm xuống biển. Tương tự sự việc xảy ra với máy bay Germanwings hay Mozambique Airlines, cơ trưởng của chuyến bay – khởi hành từ New York đến Cairo – đã bị nhốt ngoài khoang lái.
Báo cáo điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Mỹ (NTSB) cho biết sau khi cơ trưởng đi vào phòng vệ sinh, cơ phó đã nói rằng "Tôi đặt niềm tin vào Chúa" rồi điều chỉnh cần lái để lao máy bay xuống mặt nước.
NTSB kết luận phi công phụ phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn, nhưng không thể nói rõ lý do tại sao anh ta lại cố ý làm máy bay rơi.
4. Chuyến bay MI-185 của hãng SilkAir: Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia không tìm thấy bằng chứng liên quan đến lỗi kỹ thuật đối với chuyến bay khởi hành từ Jakarta đến Singapore ngày 19/12/1997. Không lâu sau khi cất cánh, máy bay đã đâm xuống sông Musi ở phía Nam tỉnh Sumatra.
Các nhà điều tra Mỹ tin rằng cơ trưởng đã vô hiệu hai hộp đen ghi chép dữ liệu chuyến bay và điều khiển máy bay lao chúi xuống, ngay sau khi lừa được cơ phó rời khỏi khoang lái.
Hậu quả, toàn bộ 104 người trên chuyến bay này đều thiệt mạng. Truyền thông địa phương khẳng định cơ trưởng này từng bị kỷ luật và nợ nần chồng chất vì thua cổ phiếu.
5. Chuyến bay 350 của hãng Japan Airlines: Ngày 9/2/1982, chuyến bay mang số hiệu 350 của Hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines chở 166 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn đâm xuống vịnh Tokyo, cách đường băng sân bay Hanedo chỉ 270 mét.
Các nhà điều tra kết luận phi công đã cố ý tắt động cơ máy bay để gây ra vụ tai nạn này. Người đại diện của hãng Japan Airlines tại thời điểm đó cho biết phi công đã bị bệnh tâm thần từ khoảng 2 năm trước nên không bị kết án.
Mặc dù không gây thảm họa kinh hoàng, nhưng kế hoạch tự sát của anh ta vẫn khiến 24 người khác thiệt mạng.