Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời vào 22h29 ngày 25/11 (tức 10h29 ngày
26/11, giờ Việt Nam). Sự ra đi của nhà cách mạng vĩ đại là mất mát lớn với nhân loại. Theo thông tin từ Chính phủ Cuba, thi thể của lãnh tụ Fidel được hỏa táng ngay trong ngày 26/11 (giờ địa phương), theo đúng di nguyện của Ngài. Chính phủ Cuba cũng thông báo tổ chức quốc tang trong 9 ngày. Nguồn ảnh: Daily Mail.Vào lúc 6h39 sáng ngày 4/12 (giờ địa phương), Đoàn xe chở tro cốt lãnh tụ Fidel Castro đã rời Quảng trường Cách mạng để tới nghĩa trang Santa Ifigenia, nơi an nghỉ cuối cùng của cố Chủ tịch Cuba. Hàng nghìn người dân đã đứng dọc hai bên đường từ Quảng trường Cách mạng tới nghĩa trang Santa Ifigenia ở thành phố Santiago de Cuba để đưa tiễn lãnh tụ Fidel Castro trong chặng đường cuối cùng về với đất mẹ. Nguồn ảnh: Daily MailKhoảng 7h sáng 4/12 (giờ địa phương), 21 phát đại bác vang khắp thủ đô La Habana, báo hiệu lễ an táng của lãnh tụ Fidel Castro bắt đầu tại nghĩa trang Santa Ifigenia. Lễ an táng lãnh tụ Fidel Castro đã diễn ra trọng thể tại nghĩa trang Santa Ifigenia. Đây cũng là nơi an nghỉ của người anh hùng dân tộc Jose Marti. Nguồn ảnh: Daily Mail.Ngày 4/12, Việt Nam cũng tổ chức quốc tang tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro để thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam – Cuba. Trong ngày này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đều treo cờ rủ, có dải băng tang như quy định, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Nguồn ảnh: Báo Đất Việt.Tại ĐSQ Cuba, nhiều cá nhân, tập thể thành kính đến đặt hoa, viếng Chủ tịch Fidel Castro. Nguồn ảnh: Báo Đất Việt. Ngày 10/4/2010, phi cơ chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski (trong ảnh) và vợ bị rơi khi chuẩn bị hạ cánh ở miền tây nước Nga, khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn (96 người) thiệt mạng. Ba Lan đã ra sắc lệnh quốc tang một tuần.
Tang lễ của cố Tổng thống Kaczynski được tổ chức vào ngày 18/4/2010. Rất nhiều nguyên thủ quốc gia thế giới: Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (bên phải ảnh) và Tổng thống Dalia Grybauskaite (bên trái ảnh)… đã tới dự tang lễ.
Do khói bụi núi lửa Iceland tràn ngập bầu trời châu Âu hôm 18/4 nên Tổng thống Mỹ Barack Obama không thể đến dự tang lễ Tổng thống Kaczynski. Ngoài ra, Thái tử Anh Charles, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Hoàng thân Tây Ban Nha Juan Carlos… cũng không thể đến tiễn đưa cố Tổng thống Kaczynski về nơi yên nghỉ vì một số lý do.
Cựu Vương Campuchia Norodom Sihanouk (bên trái ảnh) qua đời ở Bắc Kinh tháng 10/2012, thọ 89 tuổi. Đất nước Campuchia đã để tang 1 tuần từ ngày 17-23/10. Quyết định của Chính phủ Hoàng gia do Thủ tướng Hun Sen ký ngày 15/10 cho biết, trong thời gian tổ chức quốc tang, tất cả trụ sở của các cơ quan nhà nước và tư nhân cũng như nhà dân đều treo cờ rủ, đồng thời mọi người dân đều mang các biểu tượng để tang cựu Vương.
Theo quyết định của Chính phủ Hoàng gia, thi hài của cựu Vương được bảo quản tại Hoàng cung trong vòng ba tháng để quan chức chính quyền, nhân dân và khách nước ngoài đến viếng, trước khi tiến hành hỏa táng.
Trong buổi lễ hỏa táng ngày 4/2/2013, nhiều quan chức cấp cao nước ngoài cũng tới dự, trong đó có Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, Hoàng tử Nhật Bản Akishino. Buổi lễ bắt đầu bằng những lời cầu kinh của các thượng tọa, rồi cựu Quốc vương Campuchia được tiễn biệt bằng loạt pháo cối và pháo hoa. Sau đó, Hoàng thái hậu Monique và con trai, Quốc vương Norodom Sihamoni, châm lửa giàn thiêu tại đài hóa thân cao 15 tầng.
Theo Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia, các Đoàn đại biểu nước ngoài bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Australia, Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Philippines, Singapore, Ấn Độ, Malaysia và Canada tham dự Lễ hỏa thiêu vào chiều 4/2. Đại sứ Việt Nam Ngô Anh Dũng, Đoàn ngoại giao và các Tổ chức quốc tế tại Campuchia cũng có mặt tại Lễ rước để tiễn đưa cựu Vương Norodom Sihanouk.
Tổng thống Hugo Chavez qua đời tại bệnh viện quân sự tại thủ đô Caracas hôm 5/3/2013 ở tuổi 58, sau hai năm chiến đấu với căn bệnh ung thư. Thi hài của ông được bảo quản tại Học viện quân sự kể từ đó cho đến ngày diễn ra tang lễ chính thức vào sáng 8/3. Chính quyền Venezuela đã tuyên bố để quốc tang một tuần.
Chính phủ Venezuela đã nhận được những lời chia buồn từ 42 quốc gia , trong đó có 16 nước đã ra sắc lệnh quốc tang. Đây là điều đặc biệt chưa từng xảy ra. Trong ảnh tính từ trái qua: Tổng thống Argentina Cristina Fernandez, Tổng thống Uruguay Jose Mujica, Tổng thống Bolivia Evo Morales đứng trước quan tài cố Tổng thống Venezuela đặt tại Học viện quân sự ở Caracas.
Gần 30 nguyên thủ quốc gia đã có mặt ở Venezuela để tham dự tang lễ cố Tổng thống Hugo Chavez hôm 8/3 bao gồm: Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (trong ảnh phía bên trái), Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad (trong ảnh phía bên phải), Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto... Trước đó, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez, Tổng thống Uruguay Jose "Pepe" Mujica và Tổng thống Bolivia Evo Morales đã đáp chuyến bay đến Venezuela từ ngày 6/3. Cựu Thủ tướng Anh Thatcher được mệnh danh là "Người đàn bà thép" đã qua đời ngày 8/4/2013, ở tuổi 87 sau một cơn đột quỵ. Mặc dù tang lễ của bà không phải là quốc tang nhưng được đánh giá là một trong những tang lễ lớn nhất ở xứ sở sương mù trong nhiều năm trở lại đây, với sự tham dự của hơn 2.000 khách mời đến từ nhiều nước trên thế giới.Thi hài của bà Thatcer được đặt trong Tòa nhà Quốc hội vào đêm trước khi diễn ra tang lễ và được đưa đi qua các con phố đến nhà thờ St Paul ở London theo nghi lễ danh dự của quân đội vào ngày 17/4. Nữ hoàng Anh Elizabeth II (trong ảnh) và hoàng thân Phillip tới tham dự lễ tang của bà Thatcher. Đây là lần mới nhất Nữ hoàng tham dự lễ tang của một cựu thủ tướng kể từ khi tham dự tang lễ cố Thủ tướng Winston Churchill năm 1965. Đặc biệt, đích thân Nữ hoàng đã chủ trì buổi lễ này. Các thành viên hoàng gia thường không tham dự đám tang của những người không thuộc hoàng tộc.
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời vào 22h29 ngày 25/11 (tức 10h29 ngày
26/11, giờ Việt Nam). Sự ra đi của nhà cách mạng vĩ đại là mất mát lớn với nhân loại. Theo thông tin từ Chính phủ Cuba, thi thể của lãnh tụ Fidel được hỏa táng ngay trong ngày 26/11 (giờ địa phương), theo đúng di nguyện của Ngài. Chính phủ Cuba cũng thông báo tổ chức quốc tang trong 9 ngày. Nguồn ảnh: Daily Mail.
Vào lúc 6h39 sáng ngày 4/12 (giờ địa phương), Đoàn xe chở tro cốt lãnh tụ Fidel Castro đã rời Quảng trường Cách mạng để tới nghĩa trang Santa Ifigenia, nơi an nghỉ cuối cùng của cố Chủ tịch Cuba. Hàng nghìn người dân đã đứng dọc hai bên đường từ Quảng trường Cách mạng tới nghĩa trang Santa Ifigenia ở thành phố Santiago de Cuba để đưa tiễn lãnh tụ Fidel Castro trong chặng đường cuối cùng về với đất mẹ. Nguồn ảnh: Daily Mail
Khoảng 7h sáng 4/12 (giờ địa phương), 21 phát đại bác vang khắp thủ đô La Habana, báo hiệu lễ an táng của lãnh tụ Fidel Castro bắt đầu tại nghĩa trang Santa Ifigenia. Lễ an táng lãnh tụ Fidel Castro đã diễn ra trọng thể tại nghĩa trang Santa Ifigenia. Đây cũng là nơi an nghỉ của người anh hùng dân tộc Jose Marti. Nguồn ảnh: Daily Mail.
Ngày 4/12, Việt Nam cũng tổ chức quốc tang tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro để thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam – Cuba. Trong ngày này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đều treo cờ rủ, có dải băng tang như quy định, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Nguồn ảnh: Báo Đất Việt.
Tại ĐSQ Cuba, nhiều cá nhân, tập thể thành kính đến đặt hoa, viếng Chủ tịch Fidel Castro. Nguồn ảnh: Báo Đất Việt.
Ngày 10/4/2010, phi cơ chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski (trong ảnh) và vợ bị rơi khi chuẩn bị hạ cánh ở miền tây nước Nga, khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn (96 người) thiệt mạng. Ba Lan đã ra sắc lệnh quốc tang một tuần.
Tang lễ của cố Tổng thống Kaczynski được tổ chức vào ngày 18/4/2010. Rất nhiều nguyên thủ quốc gia thế giới: Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (bên phải ảnh) và Tổng thống Dalia Grybauskaite (bên trái ảnh)… đã tới dự tang lễ.
Do khói bụi núi lửa Iceland tràn ngập bầu trời châu Âu hôm 18/4 nên Tổng thống Mỹ Barack Obama không thể đến dự tang lễ Tổng thống Kaczynski. Ngoài ra, Thái tử Anh Charles, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Hoàng thân Tây Ban Nha Juan Carlos… cũng không thể đến tiễn đưa cố Tổng thống Kaczynski về nơi yên nghỉ vì một số lý do.
Cựu Vương Campuchia Norodom Sihanouk (bên trái ảnh) qua đời ở Bắc Kinh tháng 10/2012, thọ 89 tuổi. Đất nước Campuchia đã để tang 1 tuần từ ngày 17-23/10. Quyết định của Chính phủ Hoàng gia do Thủ tướng Hun Sen ký ngày 15/10 cho biết, trong thời gian tổ chức quốc tang, tất cả trụ sở của các cơ quan nhà nước và tư nhân cũng như nhà dân đều treo cờ rủ, đồng thời mọi người dân đều mang các biểu tượng để tang cựu Vương.
Theo quyết định của Chính phủ Hoàng gia, thi hài của cựu Vương được bảo quản tại Hoàng cung trong vòng ba tháng để quan chức chính quyền, nhân dân và khách nước ngoài đến viếng, trước khi tiến hành hỏa táng.
Trong buổi lễ hỏa táng ngày 4/2/2013, nhiều quan chức cấp cao nước ngoài cũng tới dự, trong đó có Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, Hoàng tử Nhật Bản Akishino. Buổi lễ bắt đầu bằng những lời cầu kinh của các thượng tọa, rồi cựu Quốc vương Campuchia được tiễn biệt bằng loạt pháo cối và pháo hoa. Sau đó, Hoàng thái hậu Monique và con trai, Quốc vương Norodom Sihamoni, châm lửa giàn thiêu tại đài hóa thân cao 15 tầng.
Theo Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia, các Đoàn đại biểu nước ngoài bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Australia, Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Philippines, Singapore, Ấn Độ, Malaysia và Canada tham dự Lễ hỏa thiêu vào chiều 4/2. Đại sứ Việt Nam Ngô Anh Dũng, Đoàn ngoại giao và các Tổ chức quốc tế tại Campuchia cũng có mặt tại Lễ rước để tiễn đưa cựu Vương Norodom Sihanouk.
Tổng thống Hugo Chavez qua đời tại bệnh viện quân sự tại thủ đô Caracas hôm 5/3/2013 ở tuổi 58, sau hai năm chiến đấu với căn bệnh ung thư. Thi hài của ông được bảo quản tại Học viện quân sự kể từ đó cho đến ngày diễn ra tang lễ chính thức vào sáng 8/3. Chính quyền Venezuela đã tuyên bố để quốc tang một tuần.
Chính phủ Venezuela đã nhận được những lời chia buồn từ 42 quốc gia , trong đó có 16 nước đã ra sắc lệnh quốc tang. Đây là điều đặc biệt chưa từng xảy ra. Trong ảnh tính từ trái qua: Tổng thống Argentina Cristina Fernandez, Tổng thống Uruguay Jose Mujica, Tổng thống Bolivia Evo Morales đứng trước quan tài cố Tổng thống Venezuela đặt tại Học viện quân sự ở Caracas.
Gần 30 nguyên thủ quốc gia đã có mặt ở Venezuela để tham dự tang lễ cố Tổng thống Hugo Chavez hôm 8/3 bao gồm: Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (trong ảnh phía bên trái), Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad (trong ảnh phía bên phải), Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto... Trước đó, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez, Tổng thống Uruguay Jose "Pepe" Mujica và Tổng thống Bolivia Evo Morales đã đáp chuyến bay đến Venezuela từ ngày 6/3.
Cựu Thủ tướng Anh Thatcher được mệnh danh là "Người đàn bà thép" đã qua đời ngày 8/4/2013, ở tuổi 87 sau một cơn đột quỵ. Mặc dù tang lễ của bà không phải là quốc tang nhưng được đánh giá là một trong những tang lễ lớn nhất ở xứ sở sương mù trong nhiều năm trở lại đây, với sự tham dự của hơn 2.000 khách mời đến từ nhiều nước trên thế giới.
Thi hài của bà Thatcer được đặt trong Tòa nhà Quốc hội vào đêm trước khi diễn ra tang lễ và được đưa đi qua các con phố đến nhà thờ St Paul ở London theo nghi lễ danh dự của quân đội vào ngày 17/4. Nữ hoàng Anh Elizabeth II (trong ảnh) và hoàng thân Phillip tới tham dự lễ tang của bà Thatcher.
Đây là lần mới nhất Nữ hoàng tham dự lễ tang của một cựu thủ tướng kể từ khi tham dự tang lễ cố Thủ tướng Winston Churchill năm 1965. Đặc biệt, đích thân Nữ hoàng đã chủ trì buổi lễ này. Các thành viên hoàng gia thường không tham dự đám tang của những người không thuộc hoàng tộc.