" Hổ tướng" Quan Vũ là một trong những võ tướng mạnh nhất thời Tam quốc. Là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và là công thần khai quốc của nhà Thục Hán, Quan Vũ đã lập được nhiều chiến công hiển hách khiến Tào Tháo và Tôn Quyền vừa khiếp sợ vừa muốn chiêu mộ. Dù vậy, Quan Vũ vẫn trước sau như một, hết mực trung thành với Lưu Bị và nhà Thục.Trong suốt cuộc đời, Quan Vũ đã giao đấu, đánh bại và tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Trong số này nổi tiếng là giai thoại "hổ tướng" của nhà Thục mở đường máu rời khỏi Hứa Xương. Trên đường đi, ông vượt 5 ải, chém 6 tướng của của Tào Tháo.Lập được nhiều công lao, Quan Vũ được Lưu Bị tin tưởng và giao cho trọng trách trấn giữ Kinh Châu vào năm 215. Bốn năm sau, Quan Vũ đem quân tiến đánh Phàn Thành. Ban đầu, đại quân do Quan Vũ chỉ huy giành được lợi thế khiến quân Tào Ngụy tổn thất không nhỏ.Thế nhưng, trong khi Quan Vũ đang dốc sức trong cuộc chiến với Tào Ngụy thì bất ngờ Tôn Quyền lại sai Lã Mông đem quân Đông Ngô đánh úp Kinh Châu khiến "hổ tướng" của Lưu Bị không kịp trở tay. Vậy nên, Quan Vũ yêu cầu viện binh nhưng hai tướng của Thục Hán đóng quân gần đó là Lưu Phong và Mạnh Đạt đều án binh bất động.Kết quả là vào năm 220, Quan Vũ bị quân Đông Ngô bắt giữ rồi chém đầu. Sau đó, Tôn Quyền sai người dâng đầu Quan Vũ cho Tào Tháo ở Lạc Dương. Cái chết của Quan Vũ là một mất mát to lớn đối với Lưu Bị và nhà Thục. Nhiều người không khỏi tiếc thương trước sự ra đi của võ tướng tài trí vẹn toàn và hết mực trung nghĩa này.Liên quan đến cái chết của Quan Vũ, một số chuyên gia cho rằng, "hổ tướng" của nhà Thục có kết cục như vậy xuất phát từ tính cách kiêu căng ngạo mạn. Theo quan điểm này, Quan Vũ là người háo thắng, muốn trở thành võ tướng mạnh nhất thiên hạ.Minh chứng là việc sau khi Mã Siêu quy hàng nhà Thục Hán, Quan Vũ lập tức gửi thư cho Gia Cát Lượng để sắp xếp cuộc tỉ thí phân rõ cao thấp. Khi ấy, Khổng Minh gửi thư hồi đáp và khéo léo xoa dịu tình hình cũng như tán dương võ nghệ của Quan Vũ khó ai sánh bằng. Theo đó, Quan Vũ mới từ bỏ ý định đọ sức với Mã Siêu.Tiếp đến, Quan Vũ ngạo mạn, coi thường Tôn Quyền khiến liên minh giữa Đông Ngô và Thục Hán tan vỡ. Cụ thể, khi Quan Vũ trấn giữ Kinh Châu, Tôn Quyền lo lắng mãnh tướng này có thể dẫn quân đánh xuống Đông Ngô. Để tránh tình huống xấu này xảy ra, Tôn Quyền liền ai sứ giả tới xin Quan Vũ gả con gái cho con trai mình để kết làm thông gia.Sau khi nghe xong, Quan Vũ mắng sứ giả, thậm chí còn nói: "Hổ nữ thì sao có thể lấy khuyển tử". Câu nói này của Quan Vũ nhằm tự ví con gái của mình cao quý trong khi con trai của Tôn Quyền là hạng thấp kém, không xứng để lấy con gái ông.Sứ giả nghe xong liền quay trở về bẩm báo lại với Tôn Quyền. Theo đó, Tôn Quyền nhận rõ Quan Vũ kiêu ngạo, coi thường mình như thế nào nên ôm hận trong lòng. Chính vì vậy, về sau, Tôn Quyền cho quân tiến đánh Kinh Châu và hạ lệnh xử tử Quan Vũ ngay sau khi bắt được mãnh tướng này.Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.
" Hổ tướng" Quan Vũ là một trong những võ tướng mạnh nhất thời Tam quốc. Là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và là công thần khai quốc của nhà Thục Hán, Quan Vũ đã lập được nhiều chiến công hiển hách khiến Tào Tháo và Tôn Quyền vừa khiếp sợ vừa muốn chiêu mộ. Dù vậy, Quan Vũ vẫn trước sau như một, hết mực trung thành với Lưu Bị và nhà Thục.
Trong suốt cuộc đời, Quan Vũ đã giao đấu, đánh bại và tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Trong số này nổi tiếng là giai thoại "hổ tướng" của nhà Thục mở đường máu rời khỏi Hứa Xương. Trên đường đi, ông vượt 5 ải, chém 6 tướng của của Tào Tháo.
Lập được nhiều công lao, Quan Vũ được Lưu Bị tin tưởng và giao cho trọng trách trấn giữ Kinh Châu vào năm 215. Bốn năm sau, Quan Vũ đem quân tiến đánh Phàn Thành. Ban đầu, đại quân do Quan Vũ chỉ huy giành được lợi thế khiến quân Tào Ngụy tổn thất không nhỏ.
Thế nhưng, trong khi Quan Vũ đang dốc sức trong cuộc chiến với Tào Ngụy thì bất ngờ Tôn Quyền lại sai Lã Mông đem quân Đông Ngô đánh úp Kinh Châu khiến "hổ tướng" của Lưu Bị không kịp trở tay. Vậy nên, Quan Vũ yêu cầu viện binh nhưng hai tướng của Thục Hán đóng quân gần đó là Lưu Phong và Mạnh Đạt đều án binh bất động.
Kết quả là vào năm 220, Quan Vũ bị quân Đông Ngô bắt giữ rồi chém đầu. Sau đó, Tôn Quyền sai người dâng đầu Quan Vũ cho Tào Tháo ở Lạc Dương. Cái chết của Quan Vũ là một mất mát to lớn đối với Lưu Bị và nhà Thục. Nhiều người không khỏi tiếc thương trước sự ra đi của võ tướng tài trí vẹn toàn và hết mực trung nghĩa này.
Liên quan đến cái chết của Quan Vũ, một số chuyên gia cho rằng, "hổ tướng" của nhà Thục có kết cục như vậy xuất phát từ tính cách kiêu căng ngạo mạn. Theo quan điểm này, Quan Vũ là người háo thắng, muốn trở thành võ tướng mạnh nhất thiên hạ.
Minh chứng là việc sau khi Mã Siêu quy hàng nhà Thục Hán, Quan Vũ lập tức gửi thư cho Gia Cát Lượng để sắp xếp cuộc tỉ thí phân rõ cao thấp. Khi ấy, Khổng Minh gửi thư hồi đáp và khéo léo xoa dịu tình hình cũng như tán dương võ nghệ của Quan Vũ khó ai sánh bằng. Theo đó, Quan Vũ mới từ bỏ ý định đọ sức với Mã Siêu.
Tiếp đến, Quan Vũ ngạo mạn, coi thường Tôn Quyền khiến liên minh giữa Đông Ngô và Thục Hán tan vỡ. Cụ thể, khi Quan Vũ trấn giữ Kinh Châu, Tôn Quyền lo lắng mãnh tướng này có thể dẫn quân đánh xuống Đông Ngô. Để tránh tình huống xấu này xảy ra, Tôn Quyền liền ai sứ giả tới xin Quan Vũ gả con gái cho con trai mình để kết làm thông gia.
Sau khi nghe xong, Quan Vũ mắng sứ giả, thậm chí còn nói: "Hổ nữ thì sao có thể lấy khuyển tử". Câu nói này của Quan Vũ nhằm tự ví con gái của mình cao quý trong khi con trai của Tôn Quyền là hạng thấp kém, không xứng để lấy con gái ông.
Sứ giả nghe xong liền quay trở về bẩm báo lại với Tôn Quyền. Theo đó, Tôn Quyền nhận rõ Quan Vũ kiêu ngạo, coi thường mình như thế nào nên ôm hận trong lòng. Chính vì vậy, về sau, Tôn Quyền cho quân tiến đánh Kinh Châu và hạ lệnh xử tử Quan Vũ ngay sau khi bắt được mãnh tướng này.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.