Dưới thời Tam quốc, Quan Vũ (? - 220) tự Vân Trường là vị tướng nổi tiếng tài trí vẹn toàn. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán và hết mực trung thành với Lưu Bị.Quan Vũ không chỉ có võ nghệ cao cường mà còn là võ tướng trượng nghĩa, hào hiệp, ghét cái ác, bênh vực người yếu nên được người đời sau tôn làm “Võ thánh”. Cuộc đời võ tướng này khiến hậu thế tò mò. Trong số này có cái chết của ông.Theo sử sách, Quan Vân Trường là võ tướng có tài, dũng khí hơn người nên được cả Tào Tháo và Tôn Quyền muốn chiêu mộ. Thế nhưng, Quan Vũ hết mực trung thành với Lưu Bị nên khước từ mọi lời mời, hứa hẹn hấp dẫn của 2 nhân vật lớn này.Quan Vũ có khuyết điểm lớn là quá kiêu ngạo, cậy tài. Điển hình là việc xảy ra vào năm 214. Khi nghe tin Mã Siêu hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên, Vân Trường đang ở Kinh Châu bèn viết thư hỏi Gia Cát Lượng: “Nhân phẩm, tài năng của Mã Siêu có thể sánh với ai?”.Biết tính Quan Vũ kiêu ngạo, Khổng Minh khéo léo trả lời võ tướng rằng: “Mã Siêu chỉ có thể sánh ngang với Trương Phi, không thể siêu phàm tuyệt luân như ngài!”.Nhận được thư trả lời của Gia Cát Lượng, Quan Vũ đắc ý, vui mừng và mang thư khoe với nhiều người.Với tính kiêu ngạo như vậy, Quan Vũ về sau "đắc tội" với một nhân vật lớn thời đó. Theo sử sách, khi quân Thục Hán đối chọi với Tào Ngụy tại Kinh châu, Tào Tháo sai người hẹn Tôn Quyền hợp công Quan Vũ.Trong bối cảnh đó, Tôn Quyền phái sứ giả tới cầu hôn con gái Vân Trường cho con trai mình để thăm dò thái độ của võ tướng nổi tiếng của nhà Thục Hán.Quan Vũ nhanh chóng cự tuyệt hôn ước và nhục mạ sứ giả và Tôn Quyền. Võ tướng này nói rằng “nòi hổ không thể gả cho giống chó”. Câu nói của ông xúc phạm nặng nề nhà Đông Ngô, đặc biệt là Tôn Quyền.Do vậy, sau khi bị Quan Vũ nhục mạ, Tôn Quyền ngầm hàng Tào Tháo. Về sau, Tôn Quyền không ngần ngại hạ lệnh giết Quan Vũ sau khi bắt được võ tướng này trong trận thua tại Kinh Châu.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Quan Vũ (? - 220) tự Vân Trường là vị tướng nổi tiếng tài trí vẹn toàn. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán và hết mực trung thành với Lưu Bị.
Quan Vũ không chỉ có võ nghệ cao cường mà còn là võ tướng trượng nghĩa, hào hiệp, ghét cái ác, bênh vực người yếu nên được người đời sau tôn làm “Võ thánh”. Cuộc đời võ tướng này khiến hậu thế tò mò. Trong số này có cái chết của ông.
Theo sử sách, Quan Vân Trường là võ tướng có tài, dũng khí hơn người nên được cả Tào Tháo và Tôn Quyền muốn chiêu mộ. Thế nhưng, Quan Vũ hết mực trung thành với Lưu Bị nên khước từ mọi lời mời, hứa hẹn hấp dẫn của 2 nhân vật lớn này.
Quan Vũ có khuyết điểm lớn là quá kiêu ngạo, cậy tài. Điển hình là việc xảy ra vào năm 214. Khi nghe tin Mã Siêu hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên, Vân Trường đang ở Kinh Châu bèn viết thư hỏi Gia Cát Lượng: “Nhân phẩm, tài năng của Mã Siêu có thể sánh với ai?”.
Biết tính Quan Vũ kiêu ngạo, Khổng Minh khéo léo trả lời võ tướng rằng: “Mã Siêu chỉ có thể sánh ngang với Trương Phi, không thể siêu phàm tuyệt luân như ngài!”.
Nhận được thư trả lời của Gia Cát Lượng, Quan Vũ đắc ý, vui mừng và mang thư khoe với nhiều người.
Với tính kiêu ngạo như vậy, Quan Vũ về sau "đắc tội" với một nhân vật lớn thời đó. Theo sử sách, khi quân Thục Hán đối chọi với Tào Ngụy tại Kinh châu, Tào Tháo sai người hẹn Tôn Quyền hợp công Quan Vũ.
Trong bối cảnh đó, Tôn Quyền phái sứ giả tới cầu hôn con gái Vân Trường cho con trai mình để thăm dò thái độ của võ tướng nổi tiếng của nhà Thục Hán.
Quan Vũ nhanh chóng cự tuyệt hôn ước và nhục mạ sứ giả và Tôn Quyền. Võ tướng này nói rằng “nòi hổ không thể gả cho giống chó”. Câu nói của ông xúc phạm nặng nề nhà Đông Ngô, đặc biệt là Tôn Quyền.
Do vậy, sau khi bị Quan Vũ nhục mạ, Tôn Quyền ngầm hàng Tào Tháo. Về sau, Tôn Quyền không ngần ngại hạ lệnh giết Quan Vũ sau khi bắt được võ tướng này trong trận thua tại Kinh Châu.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.