Ở Madagascar, một đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương và ngoài khơi bờ biển châu Phi, có một tục lệ Famadihana (lễ thay xương) với nghi thức rất kỳ lạ là nhảy múa cùng xương người chết.Famadihana được tổ chức bởi người dân nơi đây tin rằng sau khi chết chỉ có xác thịt tan vào cát bụi, còn linh hồn vẫn có thể liên lạc với người sống.Lễ hội này bắt đầu hình thành và phổ biến từ thế kỷ 17.Theo nghi lễ Famadihana truyền thống, cứ khoảng 7 năm, mộ người đã mất lại được khai để tổ chức lễ kỷ niệm.Người ta sẽ nhặt nhạnh lại các mảnh xương khô từ bộ hài cốt được bốc lên, đem gói gém cẩn thận vào một tấm vải liệm mới. Sau đó, mọi người trong gia đình, từ già trẻ, trai gái đều nhảy múa quanh xương người chết.Lúc này, nhạc sẽ được bật lên, gia súc được giết mổ để làm cỗ bàn và chia sẻ cho từng thành viên trong gia đình cũng như một vài người khách - các nhân vật rất thân thiết và quan trọng.Với người dân, đây là cơ hội để người sống và người chết "giao lưu âm dương", đồng thời cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau, cùng ăn uống, truyện trò vui vẻ và nhớ về tổ tiên.Trước khi mặt trời lặn, xương người chết lại được cẩn trọng đưa trở lại mộ chôn cùng với quà tặng gồm tiền và rượu, theo cách ngược lại "đầu trước, chân sau" để khép lại vòng quay của sự sống và cái chết.Sau đó hầm mộ tiếp tục đóng cửa cho tới dịp tục lệ Famadihana khoảng 7 năm sau.Trên thực tế, việc tổ chức nghi lễ nhảy múa cùng xương người chết khá tốn kém, vì phải tổ chức bữa ăn thịnh soạn cho khách mời và trang phục cho cả người đang sống và người đã chết.Một số người nghèo phải tiết kiệm trong mấy năm để có đủ tiền xây mộ cho người thân, rồi sau đó tổ chức nghi lễ này.Ngoài ra, nhiều người lo ngại tục lệ Famadihana có thể làm lây lan dịch bệnh nếu hài cốt người chết từng mắc bệnh truyền nhiễm. Việc khai quật có thể làm lan truyền và gây bệnh cho những người xử lý thi thể.Nhưng cùng với thời gian tục lệ Famadihana vẫn tồn tại trong một số cộng đồng cư dân Madagascar bởi với người dân bản địa, sẽ là điều báng bổ nếu một gia đình không nhảy múa cùng "tổ tiên" đã chết.Họ cho rằng chẳng có gì tốt bằng được trò chuyện với người thân đã mất, cám ơn họ và cầu xin họ phù hộ tiền bạc và sự no ấm.Theo nhiều người nghi lễ này có phần hơi giống với tục lệ bốc mộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt bốc mộ một lần trong đời còn ở Madagascar nghi lễ này cứ khoảng 7 năm lại lặp lại một lần.Mời độc giả xem video:TP.HCM bắt đầu xử phạt người ra đường không có lý do chính đáng. Nguồn: THDT.
Ở Madagascar, một đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương và ngoài khơi bờ biển châu Phi, có một tục lệ Famadihana (lễ thay xương) với nghi thức rất kỳ lạ là nhảy múa cùng xương người chết.
Famadihana được tổ chức bởi người dân nơi đây tin rằng sau khi chết chỉ có xác thịt tan vào cát bụi, còn linh hồn vẫn có thể liên lạc với người sống.
Lễ hội này bắt đầu hình thành và phổ biến từ thế kỷ 17.
Theo nghi lễ Famadihana truyền thống, cứ khoảng 7 năm, mộ người đã mất lại được khai để tổ chức lễ kỷ niệm.
Người ta sẽ nhặt nhạnh lại các mảnh xương khô từ bộ hài cốt được bốc lên, đem gói gém cẩn thận vào một tấm vải liệm mới. Sau đó, mọi người trong gia đình, từ già trẻ, trai gái đều nhảy múa quanh xương người chết.
Lúc này, nhạc sẽ được bật lên, gia súc được giết mổ để làm cỗ bàn và chia sẻ cho từng thành viên trong gia đình cũng như một vài người khách - các nhân vật rất thân thiết và quan trọng.
Với người dân, đây là cơ hội để người sống và người chết "giao lưu âm dương", đồng thời cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau, cùng ăn uống, truyện trò vui vẻ và nhớ về tổ tiên.
Trước khi mặt trời lặn, xương người chết lại được cẩn trọng đưa trở lại mộ chôn cùng với quà tặng gồm tiền và rượu, theo cách ngược lại "đầu trước, chân sau" để khép lại vòng quay của sự sống và cái chết.
Sau đó hầm mộ tiếp tục đóng cửa cho tới dịp tục lệ Famadihana khoảng 7 năm sau.
Trên thực tế, việc tổ chức nghi lễ nhảy múa cùng xương người chết khá tốn kém, vì phải tổ chức bữa ăn thịnh soạn cho khách mời và trang phục cho cả người đang sống và người đã chết.
Một số người nghèo phải tiết kiệm trong mấy năm để có đủ tiền xây mộ cho người thân, rồi sau đó tổ chức nghi lễ này.
Ngoài ra, nhiều người lo ngại tục lệ Famadihana có thể làm lây lan dịch bệnh nếu hài cốt người chết từng mắc bệnh truyền nhiễm. Việc khai quật có thể làm lan truyền và gây bệnh cho những người xử lý thi thể.
Nhưng cùng với thời gian tục lệ Famadihana vẫn tồn tại trong một số cộng đồng cư dân Madagascar bởi với người dân bản địa, sẽ là điều báng bổ nếu một gia đình không nhảy múa cùng "tổ tiên" đã chết.
Họ cho rằng chẳng có gì tốt bằng được trò chuyện với người thân đã mất, cám ơn họ và cầu xin họ phù hộ tiền bạc và sự no ấm.
Theo nhiều người nghi lễ này có phần hơi giống với tục lệ bốc mộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt bốc mộ một lần trong đời còn ở Madagascar nghi lễ này cứ khoảng 7 năm lại lặp lại một lần.
Mời độc giả xem video:TP.HCM bắt đầu xử phạt người ra đường không có lý do chính đáng. Nguồn: THDT.