Hôn nhân sắp đặt là một trong những tục lệ gây sốc ở Ấn Độ. Theo đó, những người độc thân không được tự ý chọn lựa bạn đời cho mình.Thay vào đó, bố mẹ, họ hàng hoặc bạn bè chọn cho con cái người bạn đời dựa vào địa vị xã hội, tôn giáo và bói toán. Tục lệ kỳ lạ này được thực hiện ở Ấn Độ từ thế kỷ 18 cho đến nay.Một tục lệ kỳ quái ở Ấn Độ khiến nhiều người không khỏi rùng mình đó là giết con vì mất mặt. Tại Ấn Độ, hôn nhân không phải là việc của hai vợ chồng mà là sự gắn kết giữa hai gia đình. Do vậy, người dân đặc biệt chú trọng đến việc kết hôn môn đăng hộ đối với người cùng đẳng cấp, cộng đồng, tôn giáo và địa vị xã hội.Ngoài ra, họ đặc biệt nghiêm khắc trong việc mặc gì, nói chuyện với ai… Trong trường hợp một thành viên trong gia đình vi phạm quy định và nguyên tắc, người đó sẽ bị gia đình từ bỏ hoặc giết chết vì tội gây ô nhục cho gia đình và cộng đồng.Của hồi môn là một tục lệ có truyền thống lâu đời được thực hiện trong hôn lễ của người Ấn Độ. Theo truyền thống, trong đám cưới, gia đình cô dâu sẽ trao cho cô nhiều món đồ trang sức bằng vàng làm của hồi môn và được gọi là Stree-dhan.Theo thời gian, truyền thống này thay đổi dần với việc của hồi môn được thay bằng tiền mặt, đất đai, thậm chí chi trả học phí cho chú rể, để cảm ơn họ chăm sóc cho con gái của mình. Việc này trở thành gánh nặng cho các gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp. Nhiều cô dâu bị giết hoặc bị tra tấn vì vấn đề của hồi môn. Thậm chí, có gia đình tự tử vì quá nghèo.Phá thai nếu biết thai nhi là con gái chính là tục lệ gây sốc ở Ấn Độ. Nhiều gia đình bị áp lực bởi tục lệ trao của hồi môn cho con gái trước khi về nhà chồng, hoặc bị mất danh dự nếu con gái xấu xí hoặc là nạn nhân bị hãm hiếp mà không lấy được chồng nên nhiều người không hề muốn sinh con gái. Ngược lại, con trai là người duy trì dòng tộc và mang lại tiền bạc từ của hồi môn của vợ.Xuất phát từ việc này, việc phá thai nếu được chẩn đoán là con gái diễn ra phổ biến ở Ấn Độ, kể cả ở thành phố và các gia đình có giáo dục. Người dân Ấn Độ có cách phá thai phổ biến nhất là ăn một số loại thảo dược. Nếu chẳng may họ sinh ra con gái thì có thể dìm chết người con mới lọt lòng trong sữa cho chết ngạt, hoặc cho con ăn thức ăn quá lớn để chết vì nghẹn và thậm chí chôn sống đứa con mới sinh.Mặc dù độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ với phụ nữ là 18, đàn ông là 21 nhưng trên thực tế khác xa. Điều luật này không được áp dụng ở một số nơi, đặc biệt là vùng nông thôn. Theo đó, tảo hôn đã được thực hiện từ năm 1929. Nhiều trẻ em ở độ tuổi vị thành niên được cha mẹ tổ chức kết hôn.Sau lễ cưới, các cô dâu "nhí" vẫn ở nhà cha mẹ đẻ và chuyển đến ở nhà chồng khi đã trưởng thành. Những chú rể "nhí" được cho là còn quá trẻ để có thể chịu trách nhiệm cho cuộc hôn nhân của mình.
Hôn nhân sắp đặt là một trong những tục lệ gây sốc ở Ấn Độ. Theo đó, những người độc thân không được tự ý chọn lựa bạn đời cho mình.
Thay vào đó, bố mẹ, họ hàng hoặc bạn bè chọn cho con cái người bạn đời dựa vào địa vị xã hội, tôn giáo và bói toán. Tục lệ kỳ lạ này được thực hiện ở Ấn Độ từ thế kỷ 18 cho đến nay.
Một tục lệ kỳ quái ở Ấn Độ khiến nhiều người không khỏi rùng mình đó là giết con vì mất mặt. Tại Ấn Độ, hôn nhân không phải là việc của hai vợ chồng mà là sự gắn kết giữa hai gia đình. Do vậy, người dân đặc biệt chú trọng đến việc kết hôn môn đăng hộ đối với người cùng đẳng cấp, cộng đồng, tôn giáo và địa vị xã hội.
Ngoài ra, họ đặc biệt nghiêm khắc trong việc mặc gì, nói chuyện với ai… Trong trường hợp một thành viên trong gia đình vi phạm quy định và nguyên tắc, người đó sẽ bị gia đình từ bỏ hoặc giết chết vì tội gây ô nhục cho gia đình và cộng đồng.
Của hồi môn là một tục lệ có truyền thống lâu đời được thực hiện trong hôn lễ của người Ấn Độ. Theo truyền thống, trong đám cưới, gia đình cô dâu sẽ trao cho cô nhiều món đồ trang sức bằng vàng làm của hồi môn và được gọi là Stree-dhan.
Theo thời gian, truyền thống này thay đổi dần với việc của hồi môn được thay bằng tiền mặt, đất đai, thậm chí chi trả học phí cho chú rể, để cảm ơn họ chăm sóc cho con gái của mình. Việc này trở thành gánh nặng cho các gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp. Nhiều cô dâu bị giết hoặc bị tra tấn vì vấn đề của hồi môn. Thậm chí, có gia đình tự tử vì quá nghèo.
Phá thai nếu biết thai nhi là con gái chính là tục lệ gây sốc ở Ấn Độ. Nhiều gia đình bị áp lực bởi tục lệ trao của hồi môn cho con gái trước khi về nhà chồng, hoặc bị mất danh dự nếu con gái xấu xí hoặc là nạn nhân bị hãm hiếp mà không lấy được chồng nên nhiều người không hề muốn sinh con gái. Ngược lại, con trai là người duy trì dòng tộc và mang lại tiền bạc từ của hồi môn của vợ.
Xuất phát từ việc này, việc phá thai nếu được chẩn đoán là con gái diễn ra phổ biến ở Ấn Độ, kể cả ở thành phố và các gia đình có giáo dục. Người dân Ấn Độ có cách phá thai phổ biến nhất là ăn một số loại thảo dược. Nếu chẳng may họ sinh ra con gái thì có thể dìm chết người con mới lọt lòng trong sữa cho chết ngạt, hoặc cho con ăn thức ăn quá lớn để chết vì nghẹn và thậm chí chôn sống đứa con mới sinh.
Mặc dù độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ với phụ nữ là 18, đàn ông là 21 nhưng trên thực tế khác xa. Điều luật này không được áp dụng ở một số nơi, đặc biệt là vùng nông thôn. Theo đó, tảo hôn đã được thực hiện từ năm 1929. Nhiều trẻ em ở độ tuổi vị thành niên được cha mẹ tổ chức kết hôn.
Sau lễ cưới, các cô dâu "nhí" vẫn ở nhà cha mẹ đẻ và chuyển đến ở nhà chồng khi đã trưởng thành. Những chú rể "nhí" được cho là còn quá trẻ để có thể chịu trách nhiệm cho cuộc hôn nhân của mình.