Sinh năm 1906, Phổ Nghi là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông lên ngôi năm 1908 sau khi bác của ông, Vua Quang Tự, băng hà mà không có con trai nối dõi.Do lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nên Phổ Nghi trị vì đất nước dưới sự trợ giúp của một quan nhiếp chính, ban đầu là cha ông và từ tháng 12/1911 là Thái Hậu Long Dụ.Tháng 11/1911, Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn diễn ra thành công, lật đổ triều đại Mãn Thanh và chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.Đến ngày 12/2/1912, hoàng đế Phổ Nghi chính thức thoái vị sau 4 năm ngồi trên ngai vàng. Theo đó, nhà Thanh sụp đổ sau gần 300 năm tồn tại dưới sự trị vì của 12 hoàng đế.Sau khi Phổ Nghi thoái vị và nhà Thanh sụp đổ, nhiều quý tộc người Mãn Thanh vội vã thay tên đổi họ. Trong số này, gia tộc Diệp Hách Na Lạp, Nữu Hỗ Lộc thị, Hách Xá Lý thị... từng có mối quan hệ chặt chẽ với hoàng tộc Ái Tân Giác La.Trong đó, nhiều đại thần có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nhà Thanh đến từ các gia tộc hiển hách gồm: Diệp Hách Na Lạp, Nữu Hỗ Lộc thị, Hách Xá Lý thị... Thêm nữa, không ít hoàng hậu, phi tần đều xuất thân từ những gia tộc cao quý này.Do có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc Ái Tân Giác La và nhà Thanh nên những dòng tộc quyền quý trên gặp một số rắc rối, khó khăn khi Phổ Nghi thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến.Khi thời cuộc thay đổi, những gia tộc quyền quý này hiểu được rằng muốn tồn tại thì cần phải chung sống hòa hợp với người Hán.Chính vì vậy, hàng chục triệu người đến từ các gia tộc trên chấp nhận thay tên đổi họ để có được cuộc sống ổn định, tránh bị trả thù hay trở thành mục tiêu bị người khác châm chọc, chèn ép do không còn quyền lực, ảnh hưởng như xưa.Ngay cả nhiều hậu duệ của gia tộc Ái Tân Giác La cũng đổi sang họ Kim và lựa chọn cuộc sống bình dị, tránh xa thị phi.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Sinh năm 1906, Phổ Nghi là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông lên ngôi năm 1908 sau khi bác của ông, Vua Quang Tự, băng hà mà không có con trai nối dõi.
Do lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nên Phổ Nghi trị vì đất nước dưới sự trợ giúp của một quan nhiếp chính, ban đầu là cha ông và từ tháng 12/1911 là Thái Hậu Long Dụ.
Tháng 11/1911, Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn diễn ra thành công, lật đổ triều đại Mãn Thanh và chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
Đến ngày 12/2/1912, hoàng đế Phổ Nghi chính thức thoái vị sau 4 năm ngồi trên ngai vàng. Theo đó, nhà Thanh sụp đổ sau gần 300 năm tồn tại dưới sự trị vì của 12 hoàng đế.
Sau khi Phổ Nghi thoái vị và nhà Thanh sụp đổ, nhiều quý tộc người Mãn Thanh vội vã thay tên đổi họ. Trong số này, gia tộc Diệp Hách Na Lạp, Nữu Hỗ Lộc thị, Hách Xá Lý thị... từng có mối quan hệ chặt chẽ với hoàng tộc Ái Tân Giác La.
Trong đó, nhiều đại thần có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nhà Thanh đến từ các gia tộc hiển hách gồm: Diệp Hách Na Lạp, Nữu Hỗ Lộc thị, Hách Xá Lý thị... Thêm nữa, không ít hoàng hậu, phi tần đều xuất thân từ những gia tộc cao quý này.
Do có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc Ái Tân Giác La và nhà Thanh nên những dòng tộc quyền quý trên gặp một số rắc rối, khó khăn khi Phổ Nghi thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến.
Khi thời cuộc thay đổi, những gia tộc quyền quý này hiểu được rằng muốn tồn tại thì cần phải chung sống hòa hợp với người Hán.
Chính vì vậy, hàng chục triệu người đến từ các gia tộc trên chấp nhận thay tên đổi họ để có được cuộc sống ổn định, tránh bị trả thù hay trở thành mục tiêu bị người khác châm chọc, chèn ép do không còn quyền lực, ảnh hưởng như xưa.
Ngay cả nhiều hậu duệ của gia tộc Ái Tân Giác La cũng đổi sang họ Kim và lựa chọn cuộc sống bình dị, tránh xa thị phi.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.