Trong thời cổ đại, hoàng đế là người có địa vị tối thượng, được coi là “thiên tử” – con của trời, điều này phần nào cũng đã nói nên địa vị, quyền năng của hoàng đế lớn đến mức nào. Là vua một nước, đương nhiên hoàng đế cần phải nắm giữ thật chắc giang sơn mà mình và tổ tiên gây dựng được, ngoài việc phải giữ gìn trong thời gian trị vì thì sau khi thoái vị cũng cần phải dặn dò các hoàng tử không được phép lơ là, tuyệt đối không được để giang sơn đổi chủ, hoàng thất đổi họ. Vì thế, hoàng đế cũng yêu cầu rất cao về con cái của mình.
Có lẽ mọi người đều biết rõ, hôn lễ của hoàng tử thời cổ đại được nhiều người chú ý. Đầu tiên là vào khoảng mười mấy tuổi đã có những cô gái chuyên để hầu hạ, chăm sóc cho hoàng tử, điều cơ bản nhất là từ đời sống ăn uống, ít nhất là phải khỏe mạnh, không bệnh tật. Thứ hai, cũng là điều quan trọng nhất, chính là những cô gái chuyên để làm “nhiệm vụ đặc biệt”. Khi hoàng tử mới lớn, không hiểu nhi nữ tư tình, để có thể duy trì nòi giống, nối dõi hương hỏa sau này của hoàng gia, bắt buộc phải có người chuyên để truyền thụ kinh nghiệm, cũng chính là “sống thử” mà người ta hay nói.
Hoàng tử tuyển phi rất được chú trọng, tương tự công chúa gả cho phò mã cũng không thể cẩu thả. Hầu hết các công chúa của hoàng đế đều được dùng để làm công cụ liên hôn nhằm củng cố địa vị và quyền lực hoàng gia, người mà mình chưa từng gặp bao giờ cũng phải làm vợ người ta. Nghe có vẻ khá tàn khốc, nhưng đó chính là thời cổ đại, hôn nhân hoàn toàn không được tự mình làm chủ, đều là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, không bao giờ thay đổi. Họ đều phải hy sinh bản thân vì sự yên bình của quốc gia, nếu nhìn từ kết quả thì cũng đáng được ca ngợi.
Cũng có những nàng công chúa rất may mắn, họ có thể tự chọn phò mã cho mình. Đừng xem thường quá trình này, không phải tất cả mọi con cháu nhà quý nhân đại quan đều có cơ hội được chọn, vẫn cần phải chấp nhận những bài sát hạch nhất định. Mỗi khi có một nàng công chúa nào đó chuẩn bị xuất giá đều sẽ cử một nha hoàn thông minh lanh lợi bên cạnh tới ở trong nhà phò mã một thời gian.
Mục đích của việc này, thứ nhất là để nha hoàn tìm hiểu phẩm hạnh sinh hoạt của phò mã, liệu có phải là kẻ bất lương, hung hãn hay không. Thứ hai, cũng là điều quan trọng nhất là “sống thử”, họ sẽ để nha hoàn đó sống chung với phò mã một thời gian trước, xem xem năng lực về phương diện chuyện nam nữ, nha hoàn sẽ báo cáo lại kết quả cho công chúa, nếu thấy bất thường thì sẽ loại ngay.
Công chúa hoàn toàn không để ý việc nha hoàn sống chung với chồng tương lai của mình, ngược lại còn rất vui vẻ với điều này. Đối với họ mà nói, cuộc sống tương lai hòa hợp còn quan trọng hơn là tổn thất chút ít ban đầu. Sau khi công chúa gả cho phò mã, nha hoàn trước đó cũng sẽ đi theo. Việc này thực sự khiến phò mã rất xấu hổ, lấy được công chúa cũng phải bị người ta kiểm tra trước, cho dù cũng là làm vợ lẽ của mình nhưng lòng tự trọng của họ cũng bị đả kích trầm trọng.
Hoàng gia trong xã hội phong kiến luôn có thể làm mọi việc theo ý mình, nhưng kiểu “sống thử” này nếu đặt vào xã hội ngày nay thì có lẽ chẳng người phụ nữ nào chịu đựng được. Trong xã hội nam nữ bình đẳng như ngày nay, tự do hôn nhân, tôn trọng nhân cách con người là điều cơ bản nhất. Cuộc sống hạnh phúc đến không dễ dàng, hãy trân trọng nửa kia của mình.