Phố Hàng Quạt là con phố dài khoảng 200 mét rộng 8m, kéo dài từ phố Lương Văn Can đến ngã ba phố Hàng Nón - Hàng Hòm, ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Tố Tịch và thôn Thuận Mỹ, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.Thời xưa, phố Hàng Quạt gồm ba phố cũ rất ngắn gộp lại là phố Hàng Quạt (cũ) phố Hàng Đàn và phố Mã Vĩ, với ranh giới không thực sự rõ ràng. Trong đó phần mang tên gọi Hàng Quạt là đoạn phía Đông phố Hàng Quạt ngày nay (đầu Lương Văn Can).Tên gọi phố Hàng Quạt xưa bắt nguồn từ việc dãy phố này có những cửa hàng vừa làm quạt, vừa bán quạt – do mình sản xuất và của cả những nơi khác. Nghề làm quạt ở đây là do một số người dân làng Đào Xá, tên nôm là Đầu Quạt, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đem tới.Trên phố vẫn còn ngôi đình của phường làm quạt là đình Xuân Phiến Thị (số 4 Hàng Quạt). Tên đình có nghĩa là “chợ quạt mùa xuân”. Có thể thời xưa ở đây có một cái chợ chuyên bán các loại quạt.Phố Hàng Đàn xưa nằm ở đoạn giữa phố Hàng Quạt ngày nay, là nơi có nhiều nhà làm và bán đàn dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu… Từ đầu thế kỷ 20 phố chuyển sang làm đồ gỗ chạm như long đình, kiệu bát cống… sau nữa lại chuyển sang đồ gỗ thường như bàn ghế, tủ chạn…Phố Mã Vĩ xưa là đoạn phía Tây phố Hàng Quạt ngày nay (đầu Hàng Nón – Hàng Hòm). Mã Vĩ nghĩa là “đuôi ngựa”. Có tên gọi này vì phố Mã Vĩ chuyên làm và bán các loại áo mũ triều phục, trang phục tuồng, chèo, cờ, phướn, trướng, lọng và một số đạo cụ sân khấu làm bằng lông đuôi ngựa.Trên phố Mã Vĩ có Đền Thuận Mỹ hay Thuận Mỹ Linh Từ (nay ở số 64 Hàng Quạt), là một ngôi đền của đạo Mẫu, thường hay tổ chức các buổi hát chầu văn. Đền có tên khác là đền Dâu vì xưa kia nằm trên một bãi trồng dâu.Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi chung ba phố Hàng Quạt – Hàng Đàn – Mã Vĩ là “rue des Eventails”, nghĩa là phố chuyên bán quạt nan. Năm 1945, tuyến phố này lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Quạt. Cái tên Hàng Đàn và Mã Vĩ thì không bao giờ quay trở lại.Sau các thăng trầm của lịch sử, hai phố Hàng Đàn - Mã Vĩ chỉ còn được nhắc đến trong một bài vè xưa về 36 phố phường Hà Nội: “Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy / Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn”.Ngày nay, phố Hàng Quạt không còn bán những mặt hàng truyền thống như quạt, đàn hay các thứ làm từ đuôi ngựa mà được biết đến như một trung tâm kinh doanh đồ thờ của Hà Nội với hàng chục cửa hàng bán mặt hàng này.Các loại đồ thờ trên phố Hàng Quạt rất phong phú về chủng loại và mẫu mã, gồm các loại lư hương...... Chân nến, lọ hoa, câu đối, gương bát quái......Tượng thờ giả cổ......Tranh thêu, cờ phướn......Khung ảnh thờ, kệ thờ.Ngoài ra có một số ngành hàng chịu ảnh hưởng từ các phố lân cận. Đầu phố giáp với Hàng Hòm có nhiều cửa hàng bán sơn, keo, mưc in, giấy dán tường các loại, trong khi nơi giao Tô Tịch thì có các hàng khắc dấu.Phố Hàng Quạt cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục của khu phố cổ Hà Nội. Trên phố này, có trường giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố và trường THCS Nguyễn Du...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Quạt là con phố dài khoảng 200 mét rộng 8m, kéo dài từ phố Lương Văn Can đến ngã ba phố Hàng Nón - Hàng Hòm, ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Tố Tịch và thôn Thuận Mỹ, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Thời xưa, phố Hàng Quạt gồm ba phố cũ rất ngắn gộp lại là phố Hàng Quạt (cũ) phố Hàng Đàn và phố Mã Vĩ, với ranh giới không thực sự rõ ràng. Trong đó phần mang tên gọi Hàng Quạt là đoạn phía Đông phố Hàng Quạt ngày nay (đầu Lương Văn Can).
Tên gọi phố Hàng Quạt xưa bắt nguồn từ việc dãy phố này có những cửa hàng vừa làm quạt, vừa bán quạt – do mình sản xuất và của cả những nơi khác. Nghề làm quạt ở đây là do một số người dân làng Đào Xá, tên nôm là Đầu Quạt, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đem tới.
Trên phố vẫn còn ngôi đình của phường làm quạt là đình Xuân Phiến Thị (số 4 Hàng Quạt). Tên đình có nghĩa là “chợ quạt mùa xuân”. Có thể thời xưa ở đây có một cái chợ chuyên bán các loại quạt.
Phố Hàng Đàn xưa nằm ở đoạn giữa phố Hàng Quạt ngày nay, là nơi có nhiều nhà làm và bán đàn dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu… Từ đầu thế kỷ 20 phố chuyển sang làm đồ gỗ chạm như long đình, kiệu bát cống… sau nữa lại chuyển sang đồ gỗ thường như bàn ghế, tủ chạn…
Phố Mã Vĩ xưa là đoạn phía Tây phố Hàng Quạt ngày nay (đầu Hàng Nón – Hàng Hòm). Mã Vĩ nghĩa là “đuôi ngựa”. Có tên gọi này vì phố Mã Vĩ chuyên làm và bán các loại áo mũ triều phục, trang phục tuồng, chèo, cờ, phướn, trướng, lọng và một số đạo cụ sân khấu làm bằng lông đuôi ngựa.
Trên phố Mã Vĩ có Đền Thuận Mỹ hay Thuận Mỹ Linh Từ (nay ở số 64 Hàng Quạt), là một ngôi đền của đạo Mẫu, thường hay tổ chức các buổi hát chầu văn. Đền có tên khác là đền Dâu vì xưa kia nằm trên một bãi trồng dâu.
Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi chung ba phố Hàng Quạt – Hàng Đàn – Mã Vĩ là “rue des Eventails”, nghĩa là phố chuyên bán quạt nan. Năm 1945, tuyến phố này lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Quạt. Cái tên Hàng Đàn và Mã Vĩ thì không bao giờ quay trở lại.
Sau các thăng trầm của lịch sử, hai phố Hàng Đàn - Mã Vĩ chỉ còn được nhắc đến trong một bài vè xưa về 36 phố phường Hà Nội: “Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy / Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn”.
Ngày nay, phố Hàng Quạt không còn bán những mặt hàng truyền thống như quạt, đàn hay các thứ làm từ đuôi ngựa mà được biết đến như một trung tâm kinh doanh đồ thờ của Hà Nội với hàng chục cửa hàng bán mặt hàng này.
Các loại đồ thờ trên phố Hàng Quạt rất phong phú về chủng loại và mẫu mã, gồm các loại lư hương...
... Chân nến, lọ hoa, câu đối, gương bát quái...
...Tượng thờ giả cổ...
...Tranh thêu, cờ phướn...
...Khung ảnh thờ, kệ thờ.
Ngoài ra có một số ngành hàng chịu ảnh hưởng từ các phố lân cận. Đầu phố giáp với Hàng Hòm có nhiều cửa hàng bán sơn, keo, mưc in, giấy dán tường các loại, trong khi nơi giao Tô Tịch thì có các hàng khắc dấu.
Phố Hàng Quạt cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục của khu phố cổ Hà Nội. Trên phố này, có trường giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố và trường THCS Nguyễn Du...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.