Nằm ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Đồng chỉ dài hơn 120 mét, là một trong những phố nghề nổi tiếng Hà Nội xưa mà đến nay vẫn còn được duy trì.Con phố này nguyên là đất thôn Yên Phú, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Thời Pháp thuộc, phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ có chung tên là “rue des Tasses” hay phố Hàng Chén. Sau cách mạng phố Hàng Chén tách ra và gọi bằng những tên hiện nay.Về tên gọi Hàng Đồng, là từ thời Lê mạt, một số dân làng Cầu Nôm (Hưng Yên) làm nghề buôn bán đồng và đồng nát, phần lớn là họ Lê, họ Phùng đã tụ họp ở thôn Yên Phú mở những cửa hàng vừa bán vừa chữa đồ đồng. Dần dần thành một phố gọi là phố Hàng Đồng.Từ một xóm của những người làm nghề đồng nát, phố Hàng Đồng đã phát triển thành nơi duy nhất cung cấp mâm, xoong, nồi, chảo... và các đồ dùng được gia công bằng vật liệu đồng cho cả kinh thành Thăng Long.Từ những vật dụng thông thường, dần dần những người thợ gò đã cải tiến, làm ra nhiều sản phẩm phục vụ giới thượng lưu Hà Nội như mâm giả cổ, đồ mỹ nghệ dùng trang trí… Ngoài ra người dân ở đây còn kinh doanh những mặt hàng là đồng đúc như hạc, đỉnh, lư hương...Ngày nay, trên phố Hàng Đồng có nhiều cửa hàng bán đồ đồng với các chủng loại sản phẩm rất phong phú như đồ dùng gia đình, phụ kiện nội thất, đồ thờ cúng, vật phẩm phong thủy...Dù vậy, đa phần hàng hóa được nhập từ các làng nghề đồ đồng ven Hà Nội, còn nghề gò đồng trên phố đã thu hẹp quy mô rất nhiều so với thời hoàng kim.Do nghề đồng vất vả, không gian phố cổ lại chật hẹp, tấc đất tấc vàng nên theo thời gian các hộ làm đồ đồng dần chuyển sang kinh doanh đơn thuần thay vì chế tác. Trên phố chỉ rất ít người còn giữ nghề.Kỹ thuật chế tác cũng đã thay đổi rất nhiều với sự hiện diện của các loại máy móc hiện đại, trong đó có cả những loại máy áp dụng công nghệ 3D, cho ra sản phẩm đồng rất tinh xảo...Dù bản sắc đã phai nhạt phần nào theo thời gian, phố Hàng Đồng vẫn có một sức quyến rũ nhất định, đủ để du khách phương xa phải ghi nhớ nếu có dịp ghé chân qua con phố này.Một số hình ảnh khác về phố Hàng Đồng.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Đồng chỉ dài hơn 120 mét, là một trong những phố nghề nổi tiếng Hà Nội xưa mà đến nay vẫn còn được duy trì.
Con phố này nguyên là đất thôn Yên Phú, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Thời Pháp thuộc, phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ có chung tên là “rue des Tasses” hay phố Hàng Chén. Sau cách mạng phố Hàng Chén tách ra và gọi bằng những tên hiện nay.
Về tên gọi Hàng Đồng, là từ thời Lê mạt, một số dân làng Cầu Nôm (Hưng Yên) làm nghề buôn bán đồng và đồng nát, phần lớn là họ Lê, họ Phùng đã tụ họp ở thôn Yên Phú mở những cửa hàng vừa bán vừa chữa đồ đồng. Dần dần thành một phố gọi là phố Hàng Đồng.
Từ một xóm của những người làm nghề đồng nát, phố Hàng Đồng đã phát triển thành nơi duy nhất cung cấp mâm, xoong, nồi, chảo... và các đồ dùng được gia công bằng vật liệu đồng cho cả kinh thành Thăng Long.
Từ những vật dụng thông thường, dần dần những người thợ gò đã cải tiến, làm ra nhiều sản phẩm phục vụ giới thượng lưu Hà Nội như mâm giả cổ, đồ mỹ nghệ dùng trang trí… Ngoài ra người dân ở đây còn kinh doanh những mặt hàng là đồng đúc như hạc, đỉnh, lư hương...
Ngày nay, trên phố Hàng Đồng có nhiều cửa hàng bán đồ đồng với các chủng loại sản phẩm rất phong phú như đồ dùng gia đình, phụ kiện nội thất, đồ thờ cúng, vật phẩm phong thủy...
Dù vậy, đa phần hàng hóa được nhập từ các làng nghề đồ đồng ven Hà Nội, còn nghề gò đồng trên phố đã thu hẹp quy mô rất nhiều so với thời hoàng kim.
Do nghề đồng vất vả, không gian phố cổ lại chật hẹp, tấc đất tấc vàng nên theo thời gian các hộ làm đồ đồng dần chuyển sang kinh doanh đơn thuần thay vì chế tác. Trên phố chỉ rất ít người còn giữ nghề.
Kỹ thuật chế tác cũng đã thay đổi rất nhiều với sự hiện diện của các loại máy móc hiện đại, trong đó có cả những loại máy áp dụng công nghệ 3D, cho ra sản phẩm đồng rất tinh xảo...
Dù bản sắc đã phai nhạt phần nào theo thời gian, phố Hàng Đồng vẫn có một sức quyến rũ nhất định, đủ để du khách phương xa phải ghi nhớ nếu có dịp ghé chân qua con phố này.
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Đồng.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.