Tiếp giáp hai phố Đồng Xuân và Hàng Ngang ở trục trung tâm phố cổ Hà Nội, phố Hàng Đường là một con phố có rất nhiều điều lý thú.Con phố này nguyên là phần đất của thôn Đức Môn, tổng Đồng Xuân cũ. Tên gọi phố Hàng Đường có nguồn gốc từ việc xưa kia hàng hoá đặc trưng của phố là các loại bánh kẹo, hàng làm từ mật, đường mía, đường phèn.Vào thời thuộc địa, người Pháp đã đặt tên phố này trên văn bản là “Rue du Sucre”, dịch theo nghĩa đen từ tên gọi “Hàng Đường”. Năm 1945, chính quyền thành phố đổi lại tên cũ, được dùng cho đến ngày nay.Trên con phố này xưa kia có nhiều đình chùa cổ gồm đình Vĩnh Hanh, đình Đức Môn và chùa Cầu Đông (chùa Đức Môn). Ngày nay đình Vĩnh Hanh không còn dấu tích, còn chùa Cầu Đông đã được trùng tu những năm gần đây và là một ngôi chùa lớn trong phố cổ.Đình Đức Môn nằm trong khuôn viên chùa Cầu Đông, là nơi thờ Ngô Văn Long, một vị tướng thời Hùng Vương.Tên gọi địa danh Cầu Đông gắn với một phần lịch sử của phố Hàng Đường. Theo đó, từ nhiều thế kỷ trước, sông Tô Lịch chảy qua phố cổ Hà Nội, cắt ngang phố Hàng Đường ở chỗ ngã tư Hàng Đường - Ngõ Gạch này nay.Tại nơi này có một cây cầu bằng đá, được gọi là cầu Đông do nằm ở phía Đông thành Hà Nội. Khu chợ họp ở đầu cầu mang tên chợ Cầu Đông và ngôi chùa gần đó là chùa Cầu Đông.Trước những năm 1960, phố Hàng Đường là trung tâm buôn bán bánh kẹo lớn bậc nhất ở Hà Nội. Vào các dịp Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, cả khu phố nô nức người mua kẻ bán như trảy hội.Hiện nay phố Hàng Đường là một khu phố buôn bán rất sầm uất với đủ chủng loại hàng hóa, mà nổi bật vẫn là các sản phẩm gắn với tên gọi “ngọt ngào” của khu phố.Mặt hàng bánh kẹo trở nên vắng bóng do sự cạnh tranh từ nhiều thương hiệu bánh kẹo trong và ngoài nước, nhưng các loại mứt và ô mai truyền thống vẫn còn sức sống mạnh mẽ và trở thành sản phẩm nổi tiếng của phố Hàng Đường.Dọc con phố này có nhiều cửa hiệu chuyên kinh doanh ô mai với vô số chủng loại ô mai được bày biện rất bắt mắt.Các hiệu ô mai có tiếng ở phố Hàng Đường là hiệu Hồng Lam (nhà số 11), Gia Lợi (nhà số 8) và Tiến Thịnh (nhà số 21)...Một số hình ảnh khác về phố Hàng Đường.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Tiếp giáp hai phố Đồng Xuân và Hàng Ngang ở trục trung tâm phố cổ Hà Nội, phố Hàng Đường là một con phố có rất nhiều điều lý thú.
Con phố này nguyên là phần đất của thôn Đức Môn, tổng Đồng Xuân cũ. Tên gọi phố Hàng Đường có nguồn gốc từ việc xưa kia hàng hoá đặc trưng của phố là các loại bánh kẹo, hàng làm từ mật, đường mía, đường phèn.
Vào thời thuộc địa, người Pháp đã đặt tên phố này trên văn bản là “Rue du Sucre”, dịch theo nghĩa đen từ tên gọi “Hàng Đường”. Năm 1945, chính quyền thành phố đổi lại tên cũ, được dùng cho đến ngày nay.
Trên con phố này xưa kia có nhiều đình chùa cổ gồm đình Vĩnh Hanh, đình Đức Môn và chùa Cầu Đông (chùa Đức Môn). Ngày nay đình Vĩnh Hanh không còn dấu tích, còn chùa Cầu Đông đã được trùng tu những năm gần đây và là một ngôi chùa lớn trong phố cổ.
Đình Đức Môn nằm trong khuôn viên chùa Cầu Đông, là nơi thờ Ngô Văn Long, một vị tướng thời Hùng Vương.
Tên gọi địa danh Cầu Đông gắn với một phần lịch sử của phố Hàng Đường. Theo đó, từ nhiều thế kỷ trước, sông Tô Lịch chảy qua phố cổ Hà Nội, cắt ngang phố Hàng Đường ở chỗ ngã tư Hàng Đường - Ngõ Gạch này nay.
Tại nơi này có một cây cầu bằng đá, được gọi là cầu Đông do nằm ở phía Đông thành Hà Nội. Khu chợ họp ở đầu cầu mang tên chợ Cầu Đông và ngôi chùa gần đó là chùa Cầu Đông.
Trước những năm 1960, phố Hàng Đường là trung tâm buôn bán bánh kẹo lớn bậc nhất ở Hà Nội. Vào các dịp Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, cả khu phố nô nức người mua kẻ bán như trảy hội.
Hiện nay phố Hàng Đường là một khu phố buôn bán rất sầm uất với đủ chủng loại hàng hóa, mà nổi bật vẫn là các sản phẩm gắn với tên gọi “ngọt ngào” của khu phố.
Mặt hàng bánh kẹo trở nên vắng bóng do sự cạnh tranh từ nhiều thương hiệu bánh kẹo trong và ngoài nước, nhưng các loại mứt và ô mai truyền thống vẫn còn sức sống mạnh mẽ và trở thành sản phẩm nổi tiếng của phố Hàng Đường.
Dọc con phố này có nhiều cửa hiệu chuyên kinh doanh ô mai với vô số chủng loại ô mai được bày biện rất bắt mắt.
Các hiệu ô mai có tiếng ở phố Hàng Đường là hiệu Hồng Lam (nhà số 11), Gia Lợi (nhà số 8) và Tiến Thịnh (nhà số 21)...
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Đường.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.