Lăng mộ có kết cấu phức tạp đã được các chuyên gia khảo cổ Hà Bắc khai quật thành công vào năm 2011, phát hiện 12 ngôi mộ cùng nhiều di vật có giá trị lớn.
Đại lăng nằm ở phía đông làng Điền Trang, thị xã Dương Bình, cách Khúc Dương, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc 15 km về phía nam. Nếu xét trong tổng các ngôi mộ phát hiện cùng thời kì thì chắc chắn đây chính là lăng mộ đồ sộ nhất.
Đại lăng Điền Trang. (Ảnh: New Qq)
Lăng mộ xây dựng hoàn toàn bằng gạch lam với thiết kế vòm chủ đạo, phân chia thành các buồng lớn và quay mặt về hướng Nam. Tổng diện tích khai quật đại lăng lên tới 675m2.
Nơi đây được ví như một cung điện thu nhỏ với đầy đủ các kết cấu bao gồm hành lang, cổng, sân, gian trước, gian sau, hậu viện và các buồng.
Toàn bộ di tích được xây dựng bằng gạch lam. (Ảnh: New Qq)
Theo giới thiệu của các chuyên gia khảo cổ học, đại Lăng Điền Trang rất lớn, thậm chí còn lớn hơn lăng Từ Hi thái hậu và cung điện ngầm Quảng Hưng.
Có 12 quan tài đã được tìm thấy tại đây, trong đó có một cỗ ở buồng sau lăng mộ rất đặc biệt. Quan tài 2 lớp với lớp trong đóng bằng gỗ chắc chắn, bên ngoài thêm một lớp đá bảo vệ, các chuyên gia cho rằng có thể đây chính là chủ nhân của đại lăng này.
Kiến trúc mái vòm nổi tiếng. (Ảnh: New Qq)
Bên cạnh đó, họ còn phát hiện những hình ảnh người phụ nữ được khắc trên các bức tường ở lối đi vào lăng mộ. Yếu tố hình ảnh này cùng kiến trúc vòm, buồng tai nổi bật, các chuyên gia dễ dàng nhận ra lăng mộ này thuộc về một gia đình quý tộc vào khoảng cuối thời kỳ nhà Đường.
Hình ảnh người phụ nữ thời Đường được khắc tại lăng mộ. (Ảnh: New Qq)
Mặc dù lăng mộ đã bị cướp nhiều lần nhưng rất may mắn khi một số di vật văn hóa quan trọng còn sót lại: Bức tượng bằng đá cẩm thạch trắng cùng nhiều đồ gốm có giá trị lớn.
Bức tượng đá cẩm thạch trắng. (Ảnh: New Qq )
Cho đến nay, cộng đồng khảo cổ vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về danh tính chủ nhân đại lăng Điền Trang. Đại đa số họ tin rằng đây chính là lăng mộ của An Lộc Sơn, vị tướng lỗi lạc thời Đường.
Có lẽ, họ đang bế tắc trong công cuộc đi tìm danh tính lăng mộ nên chỉ đưa ra những lời phỏng đoán dựa trên di vật tìm thấy cùng những ghi chép lịch sử còn sót lại.