Vua Quang Tự và Từ Hi Thái hậu cùng qua đời vào năm 1908, chỉ chênh nhau khoảng 20 tiếng. Thế nhưng, dù nắm quyền lực to lớn như vậy thì vẫn phải xếp sau vua Quang Tự. Theo nghi lễ hoàng gia, Thái hậu không thể hạ táng cùng lúc với Hoàng đế. Do đó, tang lễ của Từ Hi Thái hậu buộc phải lùi lại.
|
Ảnh chụp Từ Hi Thái Hậu |
|
Vào thời gian đó, triều đình nhà Thanh đang rối loạn, phương Tây không ngừng càn quét, xâm lược, chính quyền nhà Thanh thì không ngừng cắt đất bồi thường. Quốc khố trống rỗng, quyền thần và nhân dân phong kiến ngu muội hãy còn mông lung, trầm mê trong giấc mộng thiên triều đại quốc, khiến chính họ cũng không bắt kịp những thay đổi của thời cuộc.
Việc sắp xếp tang lễ của vua Quang Tự cùng Từ Hi Thái hậu khiến các vị đại thần vô cùng đau đầu, tang lễ của hai người này lại phải tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ, nào là đồ bồi táng, đồ đưa tang, nghi thức đưa tang đều cần thời gian chuẩn bị rất lâu.
Bấy giờ, tang lễ của vua Quang Tự được tổ chức rất vội vàng cũng rất đơn giản, nhưng Từ Hi Thái hậu trước khi qua đời đã đặt ra những yêu cầu khắt khe cho tang lễ của bản thân. Bởi vì tận sau khi mất một năm mới hạ táng cho nên thời gian chuẩn bị rất nhiều, cũng vô cùng xa xỉ.
Lúc sinh thời, Từ Hi vô cùng thích xa xỉ, cũng yêu thích sưu tầm các loại kỳ trân dị bảo như ngọc trai, mã não…; các loại kỳ trân dị bảo bồi táng trong quan tài của bà có giá trị lên tới hàng trăm triệu lượng bạc.
Có tin đồn rằng, khi mất, trên đầu Từ Hi Thái hậu đội mũ phượng gắn ngọc quý, viên ngọc này nặng đến 4 lạng, to như quả trứng chim, có giá trị lên tới 1000 vạn lượng bạc, số tiền này đủ để bồi dưỡng cả hạm đội Bắc Dương, quả là vừa đáng hận mà cũng thật lố bịch.
Một năm sau, trong cảnh hạ táng Từ Hi Thái hậu, quy cách nghi lễ được tổ chức như một bậc quân vương, với 128 người khiêng quan tài, đồ vàng mã thì vô số kể, không khác gì âm binh mở đường. Người đưa tang bao gồm hoàng thân quốc thích, các vị đại thần, cũng gần đến 8000 người, quy mô của đội ngũ đưa tang vô cùng long trọng, diễu hành trên đường lớn hết 5 ngày 5 đêm song giữa cảnh tượng hoành tráng ấy lại xuất hiện hai việc vô cùng kỳ lạ.
Trên đường đưa tang, mùi hôi thối xuất hiện không dứt dù cho thi thể của Từ Hi Thái hậu đã được bảo quản cẩn thận và máu chảy không ngừng mà Thái giám Lý Liên Anh lau mãi không hết.
Sự việc kỳ lạ này khiến cho đoàn người đưa tang sợ hãi không yên, nhiều người nói rằng, mùi thối tỏa ra là do thi thể để một năm đã bị thối rữa, nhưng mọi chuyện cũng chẳng có chứng cớ gì.
Thái giám Lý Liên Anh cảm thấy sự việc này quá mực kỳ lạ, nên đã cho người điều tra, cuối cùng cũng tra ra được nguyên nhân.
Nguyên nhân là linh cữu đặt trong cung điện trước khi hạ táng cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó có công đoạn xông hương.
Xông hương chủ yếu là để phòng tránh mối mọt, côn trùng, nhưng ai ngờ người phụ trách chuyện xông hương cho linh cữu lại bất cẩn lấy nhầm loại hương, lấy phải loại hương có tên là "nhang độc chuột" để xông linh cữu của Từ Hi Thái hậu.
Loại nhang này hấp dẫn lũ chuột tập trung đến, khi ngửi phải nó nhiều sẽ khiến thất khiếu của chuột chảy máu.
Mùi hương trong quan tài của Từ Hi Thái hậu đã hấp dẫn lũ chuột tới, khi chúng chui vào quan tài thì ngửi phải lượng lớn mùi nhanh độc này nên hộc máu mà chết, đến khi đoàn khênh quan tài đi sẽ khiến máu chảy ra.
Song cũng phải nói rằng, giữa cảnh đoàn người đưa tang âm trầm, đáng sợ mà xảy ra những chuyện kỳ lạ như vậy quả thực đã dấy lên nhiều liên tưởng, sự oán trách của người dân và kết cục của nhà Thanh ngày một đến gần hơn.
Như một đám hổ đói rình mò, 20 năm sau, khi lãnh chúa quân phiệt Tôn Điện Anh khai quật mộ phần của Từ Hi Thái hậu cướp sạch vàng bạc châu báu trong đó, vì châu báu quá nhiều nên nhóm mấy chục người này phải mất 7 ngày 7 đêm mới mang được hết số châu báu này đi.
Sau khi vụ trộm lăng mộ Từ Hi Thái hậu xảy ra được 40 ngày, Hoàng đế Phổ Nghi liền vội vã cho người an táng lại cho Từ Hi Thái hậu, chỉ là lần này phải giản lược đi rất nhiều.
Người phụ nữ quyền thế một thời, hào quang có một không hai, sau khi mất được 20 năm cũng chỉ còn là một đống lộn xộn, lăng mộ bị chia năm xẻ bảy sau cũng bị lịch sử vô tình che lấp, cuối cùng trở thành đề tài câu chuyện trà dư tửu hậu và những suy nghĩ viển vông của hậu thế.