Năm 1995, khi đang tìm kiếm địa điểm lặn, ông Kihachiro Aratake đã trở thành người đầu tiên phát hiện quần thể kiến trúc dưới nước Yonaguni Monument ở ngoài khơi bờ biển Yonaguni của Nhật Bản.Sau khi ông Kihachiro phát hiện quần thể kiến trúc Yonaguni Monument, nhóm các chuyên gia do Giáo sư Masaaki Kimura đến từ Đại học Ryukyu dẫn đầu tiến hành nghiên cứu tại nơi này.Theo các nhà nghiên cứu, quần thể kiến trúc dưới nước Yonaguni Monument được xem là "thành phố Atlantis Nhật Bản". Tại địa điểm khảo cổ dưới nước này, họ phát hiện các cấu trúc giống kim tự tháp bậc thang.Cấu trúc giống kim tự tháp cao khoảng 27m, được hình thành từ đá cát và đá bùn. Giới nghiên cứu suy đoán Yonaguni Monument được hình thành vào khoảng cuối Kỷ Băng hà, tức cách đây khoảng 10.000 năm, khi khu vực này còn ở trên mặt đất.Kể từ khi phát hiện, giới khoa học nổ ra cuộc tranh luận gay gắt về việc Yonaguni Monument có phải do con người xây dựng nên.Giáo sư Masaaki Kimura công tác tại trường Đại học Rykukyus, Okinawa, Nhật Bản cho rằng, Yonaguni Monument do người cổ đại xây dựng nên bởi nơi đây có nhiều cấu trúc nhân tạo cùng đồ gốm, công cụ bằng đá và lò sưởi.Tuy nhiên, nhà địa chất học Robert Schoch cho rằng, cấu trúc bí ẩn Yonaguni Monument được hình thành tự nhiên."Các cấu trúc ở đây được tạo ra từ khối đá cứng nguyên vẹn, không phải do các khối đá riêng biệt xếp chồng lên nhau. Sóng và thủy triều làm xói mòn đá cát, khiến nó có hình dạng giống bậc thang", nhà địa chất học Schoch nói.Trong khi đó, một số chuyên gia hoài nghi Yonaguni Monument là "sản phẩm" của người ngoài hành tinh. Theo quan điểm này, nền văn minh ngoài Trái Đất sở hữu công nghệ, kỹ thuật hiện đại mới có thể tạo ra công trình kỳ vĩ như vậy.Để giải mã nguồn gốc của quần thể cấu trúc Yonaguni Monument, các chuyên gia cho hay sẽ tiến hành thêm các nghiên cứu, khảo sát tại nơi này. Công chúng hy vọng giới khoa học sẽ sớm tìm được lời giải, giúp giải mã những thắc mắc về Yonaguni Monument.Mời độc giả xem video: Bí ẩn đội quân 50.000 chiến binh đột ngột mất tích không dấu vết.
Năm 1995, khi đang tìm kiếm địa điểm lặn, ông Kihachiro Aratake đã trở thành người đầu tiên phát hiện quần thể kiến trúc dưới nước Yonaguni Monument ở ngoài khơi bờ biển Yonaguni của Nhật Bản.
Sau khi ông Kihachiro phát hiện quần thể kiến trúc Yonaguni Monument, nhóm các chuyên gia do Giáo sư Masaaki Kimura đến từ Đại học Ryukyu dẫn đầu tiến hành nghiên cứu tại nơi này.
Theo các nhà nghiên cứu, quần thể kiến trúc dưới nước Yonaguni Monument được xem là "thành phố Atlantis Nhật Bản". Tại địa điểm khảo cổ dưới nước này, họ phát hiện các cấu trúc giống kim tự tháp bậc thang.
Cấu trúc giống kim tự tháp cao khoảng 27m, được hình thành từ đá cát và đá bùn. Giới nghiên cứu suy đoán Yonaguni Monument được hình thành vào khoảng cuối Kỷ Băng hà, tức cách đây khoảng 10.000 năm, khi khu vực này còn ở trên mặt đất.
Kể từ khi phát hiện, giới khoa học nổ ra cuộc tranh luận gay gắt về việc Yonaguni Monument có phải do con người xây dựng nên.
Giáo sư Masaaki Kimura công tác tại trường Đại học Rykukyus, Okinawa, Nhật Bản cho rằng, Yonaguni Monument do người cổ đại xây dựng nên bởi nơi đây có nhiều cấu trúc nhân tạo cùng đồ gốm, công cụ bằng đá và lò sưởi.
Tuy nhiên, nhà địa chất học Robert Schoch cho rằng, cấu trúc bí ẩn Yonaguni Monument được hình thành tự nhiên.
"Các cấu trúc ở đây được tạo ra từ khối đá cứng nguyên vẹn, không phải do các khối đá riêng biệt xếp chồng lên nhau. Sóng và thủy triều làm xói mòn đá cát, khiến nó có hình dạng giống bậc thang", nhà địa chất học Schoch nói.
Trong khi đó, một số chuyên gia hoài nghi Yonaguni Monument là "sản phẩm" của người ngoài hành tinh. Theo quan điểm này, nền văn minh ngoài Trái Đất sở hữu công nghệ, kỹ thuật hiện đại mới có thể tạo ra công trình kỳ vĩ như vậy.
Để giải mã nguồn gốc của quần thể cấu trúc Yonaguni Monument, các chuyên gia cho hay sẽ tiến hành thêm các nghiên cứu, khảo sát tại nơi này. Công chúng hy vọng giới khoa học sẽ sớm tìm được lời giải, giúp giải mã những thắc mắc về Yonaguni Monument.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn đội quân 50.000 chiến binh đột ngột mất tích không dấu vết.