Hình ảnh tái tạo về loài khủng long tại Phúc Kiến.
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc. Đặc biệt, loài này sở hữu đôi chân dưới dài đáng kinh ngạc. Sinh vật này có thể đã sống vào cuối kỷ Jura từ 148 triệu đến 150 triệu năm trước tại tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Nam Trung Quốc ngày nay.
Sinh vật này được đặt tên là Fuijianvenator prodigiosus, có nghĩa “thợ săn kỳ quái đến từ Fuijian” trong tiếng Latinh. Sinh vật này có phần chân dưới dài gấp đôi đùi. Trong khi đó, điều ở hầu hết các loài khủng long, độ dài đùi sẽ gấp đôi chân.
Tuy nhiên, đó là một đặc điểm cũng xuất hiện ở các loài chim lội nước như cò và sếu. Do đó, các nhà khoa học cho rằng, Fujianvenator cũng có thể sống trong môi trường nước, đầm lầy. Hóa thạch được tìm thấy cùng với của các loài động vật thủy sinh và bán thủy sinh khác, bao gồm rùa và cá vây tia. Điều này cho thấy, Fujianvenator có thể từng xuất hiện ở các đầm lầy.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những loài khủng long giống chim đầu tiên được biết đến khác thường sống trên cây và có khả năng bay trên không. Theo Giáo sư Wang, không có chiếc lông nào được bảo tồn trong hóa thạch.
Tuy nhiên, rất có thể Fujianvenator sở hữu lông. Bởi, họ hàng gần nhất của Fujianvenator trong cây phả hệ khủng long đã sở hữu lông. Ông Wang nói thêm, không thể xác định từ hóa thạch liệu loài khủng long giống chim này có khả năng bay hay không.
Hóa thạch khủng long được phát hiện từ trước đều có vảy, giống loài bò sát hơn. Tuy nhiên, vào năm 1996, các nhà khoa học phát hiện ra hóa thạch khủng long có lông vũ ở Liêu Ninh. Kể từ đó, các chuyên gia phát hiện nhiều hơn hóa thạch khủng long có lông vũ ở khu vực xung quanh.