Là một trong những hoàng đế giỏi trị quốc, nhà quân sự lỗi lạc, Hiếu Văn Đế (tên thật Thác Bạt Hoành) khiến dân chúng ca ngợi, tán thưởng khi thực hiện nhiều chính sách giúp phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục...Đặc biệt, Hiếu Văn Đế có tài cầm quân. Ông đã nhiều lần đích thân dẫn quân ra trận nhằm mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng. Trong đó, ông hoàng này trực tiếp chỉ huy các cuộc viễn chinh kéo dài nhiều năm để tấn công Nam Tề. Tuy nhiên, điều này được cho là khởi nguồn của việc ông bị "cắm sừng".Theo sử sách, năm 493, Hiếu Văn Đế mở chiến dịch đầu tiên tấn công Nam Tề. Trong cuộc chiến này, lực lượng do hoàng đế nhà Bắc Ngụy chỉ huy giành được thắng lợi lớn. Sau đó, ông quyết định dời đô từ Bình Thành về Lạc Dương.Đến năm 495, Hiếu Văn Đế tiếp tục dẫn quân tấn công Nam Tề, bao vây 2 thành lớn của Nam Tề là Thọ Dương (nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc) và thành Nghĩa Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Tuy nhiên, cuối cùng ông phải cho rút quân vì cuộc chiến kéo dài, mãi không thể giành thắng lợi trong khi quân nhu cạn kiệt, quốc khố không mấy khá giả.Sau 2 năm chuẩn bị, Hiếu Văn Đế một lần nữa phát động cuộc tấn công Nam Tề. Với sức mạnh quân sự hùng hậu, quân đội Bắc Ngụy chiếm được Uyển Thành và Tân Dã. Thừa thắng xông lên, ông hoàng này muốn dẫn quân tiến sâu vào lãnh thổ nhà Nam Tề. Thế nhưng, khi tình hình chiến trận đang cam go, Hiếu Văn Đế nhận được tin từ em gái - Bành Thành Công chúa tố cáo Phùng Hoàng hậu tư thông với một thái giám tên là Cao Bồ Tát.Cậy thế xuất thân trong gia tộc quyền quý, là con cháu trong gia tộc của Phùng Thái hoàng Thái hậu cũng như được Hiếu Văn Đế yêu chiều, Phùng Hoàng hậu ngày càng lộng hành. Trong lúc chồng dẫn quân chinh chiến xa nhà, bà hoàng này đã đưa Cao Bồ Tát vào cung để "vui vẻ".Nhờ được Phùng Hoàng hậu che chở nên Cao Bồ Tát vào cung với thân phận thái giám nhưng không phải trải qua quá trình tịnh thân. Hai người ngày đêm ăn chơi hưởng lạc trong cung mà không thèm che giấu. Bất cứ ai trong cung dám đàm tiếu thì đều bị Phùng Hoàng hậu xử chết.Phùng Hoàng hậu còn lộng quyền đến mức ép Bành Thành Công chúa lấy em trai mình là Phùng Túc. Do không chấp nhận mối hôn sự này cũng như muốn anh trai biết rõ sự việc nên Bành Thành Công chúa đã mật báo việc Phùng Hoàng hậu ngoại tình với anh trai Hiếu Văn Đế.Sau khi biết chuyện, Hiếu Văn Đế vội vã trở về cung và điều tra thì phát hiện đúng là bản thân bị "cắm sừng". Cú sốc này khiến ông lâm bệnh nặng. Dù vậy, ông hoàng này vẫn hạ lệnh xử tử Cao Bồ Tát và tống Phùng Hoàng hậu vào lãnh cung.Vào tháng 4/499, Hiếu Văn Đế băng hà trong sự phẫn uất, hưởng thọ 31 tuổi. Trước lúc chết, ông ban thuốc độc cho Phùng Hoàng hậu nhưng vẫn cho tổ chức tang lễ theo nghi thức của bậc mẫu nghi thiên hạ. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Là một trong những hoàng đế giỏi trị quốc, nhà quân sự lỗi lạc, Hiếu Văn Đế (tên thật Thác Bạt Hoành) khiến dân chúng ca ngợi, tán thưởng khi thực hiện nhiều chính sách giúp phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục...
Đặc biệt, Hiếu Văn Đế có tài cầm quân. Ông đã nhiều lần đích thân dẫn quân ra trận nhằm mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng. Trong đó, ông hoàng này trực tiếp chỉ huy các cuộc viễn chinh kéo dài nhiều năm để tấn công Nam Tề. Tuy nhiên, điều này được cho là khởi nguồn của việc ông bị "cắm sừng".
Theo sử sách, năm 493, Hiếu Văn Đế mở chiến dịch đầu tiên tấn công Nam Tề. Trong cuộc chiến này, lực lượng do hoàng đế nhà Bắc Ngụy chỉ huy giành được thắng lợi lớn. Sau đó, ông quyết định dời đô từ Bình Thành về Lạc Dương.
Đến năm 495, Hiếu Văn Đế tiếp tục dẫn quân tấn công Nam Tề, bao vây 2 thành lớn của Nam Tề là Thọ Dương (nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc) và thành Nghĩa Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Tuy nhiên, cuối cùng ông phải cho rút quân vì cuộc chiến kéo dài, mãi không thể giành thắng lợi trong khi quân nhu cạn kiệt, quốc khố không mấy khá giả.
Sau 2 năm chuẩn bị, Hiếu Văn Đế một lần nữa phát động cuộc tấn công Nam Tề. Với sức mạnh quân sự hùng hậu, quân đội Bắc Ngụy chiếm được Uyển Thành và Tân Dã. Thừa thắng xông lên, ông hoàng này muốn dẫn quân tiến sâu vào lãnh thổ nhà Nam Tề. Thế nhưng, khi tình hình chiến trận đang cam go, Hiếu Văn Đế nhận được tin từ em gái - Bành Thành Công chúa tố cáo Phùng Hoàng hậu tư thông với một thái giám tên là Cao Bồ Tát.
Cậy thế xuất thân trong gia tộc quyền quý, là con cháu trong gia tộc của Phùng Thái hoàng Thái hậu cũng như được Hiếu Văn Đế yêu chiều, Phùng Hoàng hậu ngày càng lộng hành. Trong lúc chồng dẫn quân chinh chiến xa nhà, bà hoàng này đã đưa Cao Bồ Tát vào cung để "vui vẻ".
Nhờ được Phùng Hoàng hậu che chở nên Cao Bồ Tát vào cung với thân phận thái giám nhưng không phải trải qua quá trình tịnh thân. Hai người ngày đêm ăn chơi hưởng lạc trong cung mà không thèm che giấu. Bất cứ ai trong cung dám đàm tiếu thì đều bị Phùng Hoàng hậu xử chết.
Phùng Hoàng hậu còn lộng quyền đến mức ép Bành Thành Công chúa lấy em trai mình là Phùng Túc. Do không chấp nhận mối hôn sự này cũng như muốn anh trai biết rõ sự việc nên Bành Thành Công chúa đã mật báo việc Phùng Hoàng hậu ngoại tình với anh trai Hiếu Văn Đế.
Sau khi biết chuyện, Hiếu Văn Đế vội vã trở về cung và điều tra thì phát hiện đúng là bản thân bị "cắm sừng". Cú sốc này khiến ông lâm bệnh nặng. Dù vậy, ông hoàng này vẫn hạ lệnh xử tử Cao Bồ Tát và tống Phùng Hoàng hậu vào lãnh cung.
Vào tháng 4/499, Hiếu Văn Đế băng hà trong sự phẫn uất, hưởng thọ 31 tuổi. Trước lúc chết, ông ban thuốc độc cho Phùng Hoàng hậu nhưng vẫn cho tổ chức tang lễ theo nghi thức của bậc mẫu nghi thiên hạ. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.