Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến là những người đứng đầu đất nước, nắm trong tay quyền sinh sát. Mọi quyết định, mệnh lệnh của nhà vua đều liên quan đến sự sống chết tất cả người dân cũng như sự hưng thịnh, tồn vong của một vương triều.Một trong những vấn đề trọng đại được hoàng đế vất vả suy tính đó là chọn người kế vị. Hầu hết các nhà vua chọn con trai cả làm người kế vị ngai vàng.Người con trai trưởng thường do hoàng hậu sinh ra. Sau khi được sắc phong làm Thái tử, con trai cả sẽ đăng cơ lên ngôi hoàng đế sau khi được vua cha truyền ngôi hoặc băng hà.Con trai thứ lên ngôi báu chỉ trong trường hợp con trai cả phạm tội nghiêm trọng, không có tư cách đạo đức, thậm chí qua đời từ sớm nên mới được hoàng đế truyền ngôi cho.Tuy nhiên, lịch sử ghi nhận một vài trường hợp con trai thứ tranh quyền, đoạt vị từ con trai trưởng.Theo các nhà nghiên cứu, hoàng đế thường truyền ngôi cho con trai trưởng được cho là vì 2 lý do. Đầu tiên là quy tắc lập con trai trưởng làm người kế vị được các hoàng đế tuân thủ nhằm duy trì sự ổn định của triều đại.Hoàng đế làm như vậy để tránh việc các con trai tranh quyền đoạt vị mà giết hại lẫn nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, việc các hoàng tử ám hại, thậm chí giết nhau để đăng cơ lên ngôi vị cửu ngũ chí tôn không phải là điều hiếm gặp trong các triều đại.Nguyên do thứ hai khiến hoàng đế lập trưởng tử - người con do hoàng hậu sinh - làm người kế vị là nhằm kiềm chế các cuộc đấu tranh trong nội bộ hoàng tộc.Điều này xuất phát từ việc hoàng hậu xuất thân từ những gia tộc quyền thế, hiển hách. Những gia tộc này muốn củng cố địa vị, ảnh hưởng nên sẽ dốc sức hỗ trợ giúp con cháu trở thành người kế vị ngai vàng.Hoàng đế sẽ lợi dụng gia tộc của hoàng hậu để kiềm chế các gia tộc khác để ổn định thế cục, cân bằng các thế lực trong triều cũng như đảm bảo quyền lực tối thượng của mình.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến là những người đứng đầu đất nước, nắm trong tay quyền sinh sát. Mọi quyết định, mệnh lệnh của nhà vua đều liên quan đến sự sống chết tất cả người dân cũng như sự hưng thịnh, tồn vong của một vương triều.
Một trong những vấn đề trọng đại được hoàng đế vất vả suy tính đó là chọn người kế vị. Hầu hết các nhà vua chọn con trai cả làm người kế vị ngai vàng.
Người con trai trưởng thường do hoàng hậu sinh ra. Sau khi được sắc phong làm Thái tử, con trai cả sẽ đăng cơ lên ngôi hoàng đế sau khi được vua cha truyền ngôi hoặc băng hà.
Con trai thứ lên ngôi báu chỉ trong trường hợp con trai cả phạm tội nghiêm trọng, không có tư cách đạo đức, thậm chí qua đời từ sớm nên mới được hoàng đế truyền ngôi cho.
Tuy nhiên, lịch sử ghi nhận một vài trường hợp con trai thứ tranh quyền, đoạt vị từ con trai trưởng.
Theo các nhà nghiên cứu, hoàng đế thường truyền ngôi cho con trai trưởng được cho là vì 2 lý do. Đầu tiên là quy tắc lập con trai trưởng làm người kế vị được các hoàng đế tuân thủ nhằm duy trì sự ổn định của triều đại.
Hoàng đế làm như vậy để tránh việc các con trai tranh quyền đoạt vị mà giết hại lẫn nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, việc các hoàng tử ám hại, thậm chí giết nhau để đăng cơ lên ngôi vị cửu ngũ chí tôn không phải là điều hiếm gặp trong các triều đại.
Nguyên do thứ hai khiến hoàng đế lập trưởng tử - người con do hoàng hậu sinh - làm người kế vị là nhằm kiềm chế các cuộc đấu tranh trong nội bộ hoàng tộc.
Điều này xuất phát từ việc hoàng hậu xuất thân từ những gia tộc quyền thế, hiển hách. Những gia tộc này muốn củng cố địa vị, ảnh hưởng nên sẽ dốc sức hỗ trợ giúp con cháu trở thành người kế vị ngai vàng.
Hoàng đế sẽ lợi dụng gia tộc của hoàng hậu để kiềm chế các gia tộc khác để ổn định thế cục, cân bằng các thế lực trong triều cũng như đảm bảo quyền lực tối thượng của mình.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.