Lương Như Hộc (có tài liệu ghi Lương Nhữ Hộc) được ghi nhận là ông tổ nghề in của người Việt. Ông từng học được nghề này trong chuyến đi sứ phương Bắc rồi mang về truyền lại cho nhân dân. Ảnh minh họa nghề in xưa.Sau khi học được nghề in từ nước ngoài, ông mang về truyền lại cho người dân 3 làng Liễu Tràng, Hồng Lục, Khuê Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Từ đây, nghề in ở những vùng này phát triển rất mạnh, trở thành trung tâm in ấn cả nước. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.Theo báo Hải Dương, từ hai học trò đầu tiên là Phạm Niên (Phạm Trên) và Phạm Đới (Phạm Dưới), nghề khắc ván in hình thành ở thôn Hồng Lục, rồi chuyển sang Liễu Tràng, Khuê Liễu của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Từ đây, ba thôn tạo nên trung tâm khắc in bản mộc của cả nước suốt thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Thời ấy, người nam khỏe mạnh thì xẻ gỗ, khắc mộc bản. Phụ nữ và trẻ em ngồi in, xén cắt giấy. Nghề khắc ván in sách đã đem lại cuộc sống khá giả cho cả ba làng nên thời đó có câu: “Đình Sinh, quán Sếu, chùa Tràng. Trong ba làng ấy không làm cũng có ăn”. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.Cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” từng được các nghệ nhân làng Liễu Tràng, Hồng Lục khắc in thành công năm 1697. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.Sau khi Lương Như Hộc qua đời năm 82 tuổi, nhân dân các làng Hồng Lục, Liễu Tràng, Khuê Liễu tôn ông làm thành hoàng, tạc tượng thờ tại đình làng. Từ đây, nhiều thế hệ người dân mang nghề in mộc bản đi khắp cả nước. Về sau, máy in du nhập nước ta, thay thế nghề in mộc bản. Công việc khắc bản mộc ít dần, phần lớn thợ khắc ván in chuyển sang khắc dấu đồng, dấu gỗ… cho các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp và khắc các loại phụ bản cho nhà in. Ngày nay, hầu hết thợ khắc dấu lành nghề trên cả nước, đa phần có xuất thân từ Liễu Tràng. Ảnh: Báo Hải Dương.Lương Như Hộc là người thông minh, học giỏi từ nhỏ. Năm Đại Bảo thứ 3 đời vua Lê Thái Tông (1442), ông thi đỗ thám hoa, cùng khóa với trạng nguyên Nguyễn Trực, bảng nhãn Nguyễn Như Đỗ, tiến sĩ Ngô Sĩ Liên.Nhờ tài năng uyên bác, Lương Như Hộc từng có 2 lần được cử đi sứ nhà Minh vào các năm 1453 dưới thời vua Lê Nhân Tông và 1459 dưới thời Lê Nghi Dân. Ông từng nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau trong triều đình nhà Lê, tiêu biểu trong số đó là Thị lang, Giang trung thư lệnh, Đô ngự sử - người đứng đầu Ngự sử đài, cơ quan có đặc quyền can gián những việc được xem là không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại. Ảnh minh họa.
Lương Như Hộc (có tài liệu ghi Lương Nhữ Hộc) được ghi nhận là ông tổ nghề in của người Việt. Ông từng học được nghề này trong chuyến đi sứ phương Bắc rồi mang về truyền lại cho nhân dân. Ảnh minh họa nghề in xưa.
Sau khi học được nghề in từ nước ngoài, ông mang về truyền lại cho người dân 3 làng Liễu Tràng, Hồng Lục, Khuê Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Từ đây, nghề in ở những vùng này phát triển rất mạnh, trở thành trung tâm in ấn cả nước. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.
Theo báo Hải Dương, từ hai học trò đầu tiên là Phạm Niên (Phạm Trên) và Phạm Đới (Phạm Dưới), nghề khắc ván in hình thành ở thôn Hồng Lục, rồi chuyển sang Liễu Tràng, Khuê Liễu của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Từ đây, ba thôn tạo nên trung tâm khắc in bản mộc của cả nước suốt thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Thời ấy, người nam khỏe mạnh thì xẻ gỗ, khắc mộc bản. Phụ nữ và trẻ em ngồi in, xén cắt giấy. Nghề khắc ván in sách đã đem lại cuộc sống khá giả cho cả ba làng nên thời đó có câu: “Đình Sinh, quán Sếu, chùa Tràng. Trong ba làng ấy không làm cũng có ăn”. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.
Cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” từng được các nghệ nhân làng Liễu Tràng, Hồng Lục khắc in thành công năm 1697. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.
Sau khi Lương Như Hộc qua đời năm 82 tuổi, nhân dân các làng Hồng Lục, Liễu Tràng, Khuê Liễu tôn ông làm thành hoàng, tạc tượng thờ tại đình làng. Từ đây, nhiều thế hệ người dân mang nghề in mộc bản đi khắp cả nước. Về sau, máy in du nhập nước ta, thay thế nghề in mộc bản. Công việc khắc bản mộc ít dần, phần lớn thợ khắc ván in chuyển sang khắc dấu đồng, dấu gỗ… cho các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp và khắc các loại phụ bản cho nhà in. Ngày nay, hầu hết thợ khắc dấu lành nghề trên cả nước, đa phần có xuất thân từ Liễu Tràng. Ảnh: Báo Hải Dương.
Lương Như Hộc là người thông minh, học giỏi từ nhỏ. Năm Đại Bảo thứ 3 đời vua Lê Thái Tông (1442), ông thi đỗ thám hoa, cùng khóa với trạng nguyên Nguyễn Trực, bảng nhãn Nguyễn Như Đỗ, tiến sĩ Ngô Sĩ Liên.
Nhờ tài năng uyên bác, Lương Như Hộc từng có 2 lần được cử đi sứ nhà Minh vào các năm 1453 dưới thời vua Lê Nhân Tông và 1459 dưới thời Lê Nghi Dân. Ông từng nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau trong triều đình nhà Lê, tiêu biểu trong số đó là Thị lang, Giang trung thư lệnh, Đô ngự sử - người đứng đầu Ngự sử đài, cơ quan có đặc quyền can gián những việc được xem là không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại. Ảnh minh họa.