Người đánh giá Hồ Xuân Hương cao nhất là nhà Xuân Diệu. Ông đã tôn vinh nữ sĩ với danh hiệu "Bà chúa thơ Nôm". Hồ Xuân Hương được đánh giá là có linh cảm đặc biệt và hiểu thấu nhiều điều sâu xa của người phụ nữ.
Theo "Quỳnh Đôi cổ kim sự tích hương biên và vấn đề tìm hiểu văn hóa xứ Nghệ" của NXB TP.HCM, suốt hàng trăm năm, khoa thi nào cũng có người làng Quỳnh Đôi đỗ đạt cao. Ngôi làng nghèo khó với đồng chua nước lợ nhưng nổi tiếng là "cái nôi khoa cử của xứ Nghệ".
|
Ảnh minh họa. |
"Đại Nam Quốc sử diễn ca" của NXB Sông Nhị, Hà Nội 1952, ngoài làng Quỳnh Đôi, khoa thi các năm luôn xuất hiện những người tài ở các "vùng đất khoa bảng" như làng Hành Thiện, Mộ Trạch, Cổ Am... Những ngôi làng này đều nổi tiếng có nhiều người tài làm quan với nhiều thành tích nổi bật.
Sách "Lịch sử Việt Nam tập 1" của NXB KHXH, Hà Nội 1971, nhà thơ Hồ Xuân Hương có ý thức sâu sắc về quyền sống và lao động của người phụ nữ. Thơ của bà mang tính chiến đấu sắc bén với vũ khí đấu tranh là sự châm biếm, trào lộng. Nữ thi sĩ vận dụng tài tình ngôn ngữ bình dân với giá trị gợi tả về nhạc điệu và hình tượng.
Bài thơ "Bánh trôi nước" được đưa vào sách giáo khoa THCS Ngữ văn (lớp 7, tập 1). Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, câu thơ của nữ sĩ truyền tải ý kiến sâu xa về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến với biểu tượng bánh trôi nước.