Nằm bên bãi biển Quy Hòa ở TP Quy Nhơn, Trại phong Quy Hòa thành lập năm 1929, nay là Bệnh viện Phong – Da liễu T.Ư Quy Hòa. Trong cơ sở y tế này có một căn phòng rất đặc biệt. Đó là nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940) đã điều trị bệnh phong và qua đời năm 1940.Căn phòng được gắn biển "Phòng lưu niệm nhà thơ Hàn mặc Tử", có diện tích khoảng 25 m2, chia làm hai gian. Không gian nội thất về cơ bản vẫn được giữ nguyên kể từ ngày nhà thơ mất.Các vật dụng trong phòng như chiếc giường, tủ đựng đồ, bàn ghế tiếp khách... thấm đẫm kỷ niệm về Hàn Mặc Tử trong những ngày cuối đời.Trên các bức tường của căn phòng treo nhiều nhiều tranh ảnh và các bút thích của người thi sĩ yểu mệnh.Bút tích cuối cùng của Hàn Mặc Tử là lời cám ơn gửi anh Nguyễn Văn Xê (người trong ảnh), bạn đồng bệnh đã săn sóc ông thời gian điều trị ở trại phong.Chính giữa gian phòng bên trong là bàn thờ với tượng bán thân của nhà thơ.Các tác phẩm của Hàn Mặc Tử được lưu giữ trong tủ kính.Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông làm thơ từ năm 16 tuổi lấy bút danh là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936 ông mới đổi bút danh là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử, nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải.Ông được coi là người khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.Năm 1935, Hàn Mặc Tử có những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể. Tuy nhiên, ông chỉ nghĩ là một chứng phong ngứa không đáng kể.Mãi đến ngày 20/9/1940 ông mới nhập trại phong Quy Hòa khi bệnh quá nặng, mang số bệnh nhân 1.134.Hàn Mặc Tử từ trần vào 5h45 rạng sáng 11/11/940, khi mới bước sang tuổi 28.Căn phòng nơi ông trút hơi thở cuối cùng sau đó được giữ lại làm nơi lưu giữ các ký ức về nhà thơ tài hoa bạc mệnh của nước Việt…Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm bên bãi biển Quy Hòa ở TP Quy Nhơn, Trại phong Quy Hòa thành lập năm 1929, nay là Bệnh viện Phong – Da liễu T.Ư Quy Hòa. Trong cơ sở y tế này có một căn phòng rất đặc biệt. Đó là nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940) đã điều trị bệnh phong và qua đời năm 1940.
Căn phòng được gắn biển "Phòng lưu niệm nhà thơ Hàn mặc Tử", có diện tích khoảng 25 m2, chia làm hai gian. Không gian nội thất về cơ bản vẫn được giữ nguyên kể từ ngày nhà thơ mất.
Các vật dụng trong phòng như chiếc giường, tủ đựng đồ, bàn ghế tiếp khách... thấm đẫm kỷ niệm về Hàn Mặc Tử trong những ngày cuối đời.
Trên các bức tường của căn phòng treo nhiều nhiều tranh ảnh và các bút thích của người thi sĩ yểu mệnh.
Bút tích cuối cùng của Hàn Mặc Tử là lời cám ơn gửi anh Nguyễn Văn Xê (người trong ảnh), bạn đồng bệnh đã săn sóc ông thời gian điều trị ở trại phong.
Chính giữa gian phòng bên trong là bàn thờ với tượng bán thân của nhà thơ.
Các tác phẩm của Hàn Mặc Tử được lưu giữ trong tủ kính.
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông làm thơ từ năm 16 tuổi lấy bút danh là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936 ông mới đổi bút danh là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử, nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải.
Ông được coi là người khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.
Năm 1935, Hàn Mặc Tử có những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể. Tuy nhiên, ông chỉ nghĩ là một chứng phong ngứa không đáng kể.
Mãi đến ngày 20/9/1940 ông mới nhập trại phong Quy Hòa khi bệnh quá nặng, mang số bệnh nhân 1.134.
Hàn Mặc Tử từ trần vào 5h45 rạng sáng 11/11/940, khi mới bước sang tuổi 28.
Căn phòng nơi ông trút hơi thở cuối cùng sau đó được giữ lại làm nơi lưu giữ các ký ức về nhà thơ tài hoa bạc mệnh của nước Việt…
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.