Đường Lâm (Hà Nội) thường gắn liền biệt danh “đất hai vua”. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, đây chính là quê hương của hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền.Theo sách “Việt Nam sử lược”, Thăng Long (Hà Nội) là vùng đất được nhiều triều đại chọn làm kinh đô nhất: 2 vị vua (An Dương Vương, Phùng Hưng) và 5 triều đại phong kiến (Ngô, Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc) từng chọn vùng đất này để định đô.Cả 3 tỉnh trên đều từng có 2 triều đại chọn làm kinh đô. Thừa Thiên - Huế được nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn chọn làm kinh đô. Ninh Bình là nơi đóng đô của nhà Đinh, Tiền Lê. Thanh Hóa từng là kinh đô của nhà Hồ và chính quyền Nam Triều của nhà Lê Trung hưng.Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Phong Châu (Phú Thọ) là kinh đô đầu tiên của nước ta. Do ra đời cách đây hơn 2.000 năm, các cứ liệu lịch sử để lại rất ít, người ta vẫn chưa xác định được chính xác vị trí đặt kinh thành. Nhiều ý kiến cho rằng kinh đô thời này, nằm giữa thành phố Việt Trì ngày nay tới khu vực Đền Hùng thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.Theo "Dư địa chí Nghệ An", tỉnh này từng là nơi được 2 cha con Mai Hắc Đế, Mai Thiếu Đế (thời Bắc thuộc), Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm đất đóng đô.Theo "Quốc sử quán triều Nguyễn", trong giai đoạn đầu, các chúa Nguyễn chọn vùng đất Ái Tử (Quảng Trị) để làm nơi đóng Dinh, về sau mới chuyển dần về Kim Long, rồi Phú Xuân (Huế ngày nay).Theo sách "Việt Nam sử lược", sau khi bị Trịnh Tùng truy đuổi khỏi kinh thành Thăng Long, năm 1592, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, xây dựng vùng đất này thành kinh đô để chống lại nhà Lê Trịnh cho đến 1677 mới chấm dứt.
Đường Lâm (Hà Nội) thường gắn liền biệt danh “đất hai vua”. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, đây chính là quê hương của hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Theo sách “Việt Nam sử lược”, Thăng Long (Hà Nội) là vùng đất được nhiều triều đại chọn làm kinh đô nhất: 2 vị vua (An Dương Vương, Phùng Hưng) và 5 triều đại phong kiến (Ngô, Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc) từng chọn vùng đất này để định đô.
Cả 3 tỉnh trên đều từng có 2 triều đại chọn làm kinh đô. Thừa Thiên - Huế được nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn chọn làm kinh đô. Ninh Bình là nơi đóng đô của nhà Đinh, Tiền Lê. Thanh Hóa từng là kinh đô của nhà Hồ và chính quyền Nam Triều của nhà Lê Trung hưng.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Phong Châu (Phú Thọ) là kinh đô đầu tiên của nước ta. Do ra đời cách đây hơn 2.000 năm, các cứ liệu lịch sử để lại rất ít, người ta vẫn chưa xác định được chính xác vị trí đặt kinh thành. Nhiều ý kiến cho rằng kinh đô thời này, nằm giữa thành phố Việt Trì ngày nay tới khu vực Đền Hùng thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Theo "Dư địa chí Nghệ An", tỉnh này từng là nơi được 2 cha con Mai Hắc Đế, Mai Thiếu Đế (thời Bắc thuộc), Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm đất đóng đô.
Theo "Quốc sử quán triều Nguyễn", trong giai đoạn đầu, các chúa Nguyễn chọn vùng đất Ái Tử (Quảng Trị) để làm nơi đóng Dinh, về sau mới chuyển dần về Kim Long, rồi Phú Xuân (Huế ngày nay).
Theo sách "Việt Nam sử lược", sau khi bị Trịnh Tùng truy đuổi khỏi kinh thành Thăng Long, năm 1592, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, xây dựng vùng đất này thành kinh đô để chống lại nhà Lê Trịnh cho đến 1677 mới chấm dứt.