Không chỉ là một ngôi chợ cổ nổi tiếng của Hà Nội, chợ Đồng Xuân còn là một địa danh lịch sử cách mạng quan trọng, nơi diễn ra trận đánh ác liệt bậc nhất của quân và dân ta giai đoạn Toàn quốc kháng chiến.Trân đánh chợ Đồng Xuân nổ ra trong bối cảnh cuộc chiến đấu ở Liên khu I (Đông Bắc Hà Nội, gồm phần lớn quận Hoàn Kiếm hiện nay) đi vào giai đoạn gay go quyết liệt nhất. Đầu tháng 2/1947, quân Pháp được tiếp viện, từ Hải Phòng lên với ý đồ đánh bật các đơn vị của ta ra khỏi các cửa ô và tiêu diệt toàn bộ Trung đoàn Thủ đô.Sau nhiều ngày chiến trận giằng co, quân Pháp tập trung lực lượng chuyển hướng tiến công vào khu chợ Đồng Xuân với ý đồ sau khi chiếm được khu chợ Đồng Xuân có thể chọc thẳng vào trung tâm Liên khu I từ Hàng Đường xuống Hàng Ngang – Hàng Đào ra tới bờ hồ Hoàn Kiếm cắt Liên khu I thành hai mảnh.Lúc này, khu vực chợ Đồng Xuân do Tiểu đoàn 101 quyết tử, Trung đoàn Thủ đô chốt giữ. Sau 57 ngày đêm chiến đấu, quân ta chỉ còn hơn 100 người, vũ khí chủ yếu là mìn, lựu đạn, dao, mã tấu và một số súng bộ binh,… nhưng vẫn quyết tâm đánh lại quân Pháp, giữ vững các vị trí chiến đấu.5h sáng ngày 14/2/1947, quân Pháp tập trung hỏa lực máy bay, đại bác dồn dập đánh phá khu vực chợ Đồng Xuân và vùng lân cận, kết hợp ném truyền đơn kêu gọi ta đầu hàng. Phối hợp với chúng là một Tiểu đoàn lính Lê Dương mũ đỏ gồm 400 tên có 5 xe tăng dẫn đầu từ cầu Long Biên, phố Cửa Bắc và Cửa Đông tấn công vào khu chợ Đồng Xuân.Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt. Quân Pháp dùng đại bác, đại liên, trung liên, súng cối bắn dọn đường, sau đó đưa xe tăng và bộ binh tràn vào nhằm cắt đứt liên lạc giữa các vị trí của ta với các chốt phòng thủ, rồi thọc sâu vào Sở Chỉ huy Trung đoàn và tiến tới làm chủ Hà Nội.Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, toàn bộ lực lượng của Tiểu đoàn 101 đánh trả rất quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch trên các đường phố.Khi xe tăng Pháp tiến được vào chợ, cảm tử quân từ các quầy hàng chờ cho xe tăng đi qua, sau đó xung phong đánh giáp lá cà với bộ binh địch.Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra vô cùng ác liệt và kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Trước tinh thần chiến đấu oanh liệt của chiến sĩ Tiểu đoàn 101, ba xe bọc thép bị phá hủy, gần 200 tên địch đã bị tiêu diệt và bị thương; sau ba đợt tấn công, đến tối địch mới chiếm được dãy số chẵn phố Hàng Chiếu và Hàng Mã.Ngay trong đêm 14/2/1947, tiểu đoàn được bổ sung thêm 20 đồng chí, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn nhận định quân Pháp chiến đấu cả ngày, tinh thần mệt mỏi, chưa bám vững trận địa, địa hình không thuộc. Bộ đội ta tuy có khó khăn về đạn dược, nhưng mới được chi viện, tinh thần chiến đấu càng đánh càng ngoan cường, dạn dày kinh nghiệm.Từ nhận định trên, tiểu đoàn hạ quyết tâm tổ chức lực lượng phản kích ngay trong đêm.22h ngày 14/2/1947, hai trung đội đầy đủ vũ khí và nhiều chai xăng, lựu đạn buộc quanh mình, lợi dụng đêm tối tiến vào nhà địch trú quân.Các chiến sĩ do thông thuộc đường, ngõ, đồng loạt nổ súng, quẳng lựu đạn làm lính Pháp hoảng hốt, kêu thét gọi cấp cứu, rồi bỏ chạy tán loạn.Đến gần 1h sáng, quân Pháp phải rút khỏi phố Hàng Chiếu, Hàng Gạo, chợ Đồng Xuân. Toàn trận địa trở lại nguyên vị trí ban đầu.Chiến thắng của tiểu đoàn đảm bảo an toàn phía Bắc Liên khu và đóng vai trò quan trọng để Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi Hà Nội và hành quân lên Việt Bắc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ.Trận chợ Đồng Xuân ngày 14/2/1947 là một trong những trận đánh lớn nhất ở Liên khu I trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô Hà Nội, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tác chiến phòng ngự trong thành phố của quân đội ta sau này.Để ghi nhớ chiến công này, bức phù điêu “Hà Nội mùa đông năm 1946” đã được dựng cạnh chợ để ghi nhớ tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Hà Nội thời kỳ Toàn quốc kháng chiến. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam).
Không chỉ là một ngôi chợ cổ nổi tiếng của Hà Nội, chợ Đồng Xuân còn là một địa danh lịch sử cách mạng quan trọng, nơi diễn ra trận đánh ác liệt bậc nhất của quân và dân ta giai đoạn Toàn quốc kháng chiến.
Trân đánh chợ Đồng Xuân nổ ra trong bối cảnh cuộc chiến đấu ở Liên khu I (Đông Bắc Hà Nội, gồm phần lớn quận Hoàn Kiếm hiện nay) đi vào giai đoạn gay go quyết liệt nhất. Đầu tháng 2/1947, quân Pháp được tiếp viện, từ Hải Phòng lên với ý đồ đánh bật các đơn vị của ta ra khỏi các cửa ô và tiêu diệt toàn bộ Trung đoàn Thủ đô.
Sau nhiều ngày chiến trận giằng co, quân Pháp tập trung lực lượng chuyển hướng tiến công vào khu chợ Đồng Xuân với ý đồ sau khi chiếm được khu chợ Đồng Xuân có thể chọc thẳng vào trung tâm Liên khu I từ Hàng Đường xuống Hàng Ngang – Hàng Đào ra tới bờ hồ Hoàn Kiếm cắt Liên khu I thành hai mảnh.
Lúc này, khu vực chợ Đồng Xuân do Tiểu đoàn 101 quyết tử, Trung đoàn Thủ đô chốt giữ. Sau 57 ngày đêm chiến đấu, quân ta chỉ còn hơn 100 người, vũ khí chủ yếu là mìn, lựu đạn, dao, mã tấu và một số súng bộ binh,… nhưng vẫn quyết tâm đánh lại quân Pháp, giữ vững các vị trí chiến đấu.
5h sáng ngày 14/2/1947, quân Pháp tập trung hỏa lực máy bay, đại bác dồn dập đánh phá khu vực chợ Đồng Xuân và vùng lân cận, kết hợp ném truyền đơn kêu gọi ta đầu hàng. Phối hợp với chúng là một Tiểu đoàn lính Lê Dương mũ đỏ gồm 400 tên có 5 xe tăng dẫn đầu từ cầu Long Biên, phố Cửa Bắc và Cửa Đông tấn công vào khu chợ Đồng Xuân.
Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt. Quân Pháp dùng đại bác, đại liên, trung liên, súng cối bắn dọn đường, sau đó đưa xe tăng và bộ binh tràn vào nhằm cắt đứt liên lạc giữa các vị trí của ta với các chốt phòng thủ, rồi thọc sâu vào Sở Chỉ huy Trung đoàn và tiến tới làm chủ Hà Nội.
Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, toàn bộ lực lượng của Tiểu đoàn 101 đánh trả rất quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch trên các đường phố.
Khi xe tăng Pháp tiến được vào chợ, cảm tử quân từ các quầy hàng chờ cho xe tăng đi qua, sau đó xung phong đánh giáp lá cà với bộ binh địch.
Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra vô cùng ác liệt và kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Trước tinh thần chiến đấu oanh liệt của chiến sĩ Tiểu đoàn 101, ba xe bọc thép bị phá hủy, gần 200 tên địch đã bị tiêu diệt và bị thương; sau ba đợt tấn công, đến tối địch mới chiếm được dãy số chẵn phố Hàng Chiếu và Hàng Mã.
Ngay trong đêm 14/2/1947, tiểu đoàn được bổ sung thêm 20 đồng chí, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn nhận định quân Pháp chiến đấu cả ngày, tinh thần mệt mỏi, chưa bám vững trận địa, địa hình không thuộc. Bộ đội ta tuy có khó khăn về đạn dược, nhưng mới được chi viện, tinh thần chiến đấu càng đánh càng ngoan cường, dạn dày kinh nghiệm.
Từ nhận định trên, tiểu đoàn hạ quyết tâm tổ chức lực lượng phản kích ngay trong đêm.
22h ngày 14/2/1947, hai trung đội đầy đủ vũ khí và nhiều chai xăng, lựu đạn buộc quanh mình, lợi dụng đêm tối tiến vào nhà địch trú quân.
Các chiến sĩ do thông thuộc đường, ngõ, đồng loạt nổ súng, quẳng lựu đạn làm lính Pháp hoảng hốt, kêu thét gọi cấp cứu, rồi bỏ chạy tán loạn.
Đến gần 1h sáng, quân Pháp phải rút khỏi phố Hàng Chiếu, Hàng Gạo, chợ Đồng Xuân. Toàn trận địa trở lại nguyên vị trí ban đầu.
Chiến thắng của tiểu đoàn đảm bảo an toàn phía Bắc Liên khu và đóng vai trò quan trọng để Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi Hà Nội và hành quân lên Việt Bắc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ.
Trận chợ Đồng Xuân ngày 14/2/1947 là một trong những trận đánh lớn nhất ở Liên khu I trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô Hà Nội, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tác chiến phòng ngự trong thành phố của quân đội ta sau này.
Để ghi nhớ chiến công này, bức phù điêu “Hà Nội mùa đông năm 1946” đã được dựng cạnh chợ để ghi nhớ tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Hà Nội thời kỳ Toàn quốc kháng chiến. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam).