Nói chuyện phải cùng người hiểu biết
Đối với những người khác nhau thì cần nói lời phù hợp, dễ nghe. Nói chuyện phải có đạo lý, không nói lời thị phi, không đồn đại. Đặc biệt lúc nào cũng phải biết giữ mồm giữ miệng.
Gặp được người không hiểu chuyện, không thông thấu thì có một số lời không nên nói. Bởi nói ra chỉ uổng lời, chắc chắn đối phương sẽ không hiểu được.
Cũng như việc khi cần ý kiến đóng góp từ người khác, chúng ta cần tìm những người có tầm nhìn, hiểu biết đạo lý nhân sinh để đàm luận thì mới mong có được kết quả như ý.
Người có giáo dưỡng thì lúc nào giữ được thái độ khoan hòa, ăn nói có chừng mực, không phát ra những lời vô nghĩa. Từ đó mà người nghe có cảm giác dễ chịu, đồng cảm và thấy được tôn trọng hơn.
Làm việc phải làm cùng với người kiên định
Cổ nhân có câu: Thành thật làm người, kiên định làm việc. Năng lực của một người không đủ thì chẳng có thể rèn luyện thêm được.
Trong việc làm, điều kỵ nhất là gặp kiểu người bạc tình bạc nghĩa hoặc kiểu người tâm thuật bất chính. Người bạc tình bạc nghĩa sẽ không bao giờ để tâm đến những điều người khác mà cho mình.
Nếu một người không có ý chí kiên cường, tinh thần nhẫn nại thì cho dù là làm việc gì cũng khó giữ được sự bền bỉ đi đến thành công.
Bởi vậy, người phúc hậu luôn có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy xét. Vì đặt mình vào hoàn cảnh của người khác nên khi chúng ta chia sẻ thì người phúc hậu sẽ hiểu được tâm ý của chúng ta.