Nằm ở số 36 phố Lý Thái Tổ, Cung Thiếu nhi Hà Nội còn lưu giữ được một khu nhà kiểu Pháp, có từ đầu thế kỷ 20. Công trình này xưa được gọi là Ấu trĩ viên, nơi vui chơi cho con em các gia đình giàu có, quan lại trong chính quyền Hà Nội thời thuộc địa.Khu nhà cũng là nơi ghi dấu một dấu mốc lịch sử quan trọng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đó là sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp ngày 6/3/1946.Ngược dòng lịch sử, sau cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tình hình ở Việt Nam cực kỳ phức tạp. Chính quyền non trẻ nằm trong vòng vây của hai thế lực ngoại quốc hùng mạnh là quân Trung Hoa Quốc dân Đảng ở miền Bắc và thực dân Pháp ở miền Nam, cùng tay sai của hai thế lực này.Trong tình thế hiểm nghèo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí đưa ra quyết định ký với Pháp một hiệp định nhằm đặt cuộc cách mạng vào thế có lợi nhất. Và một cuộc đàm phán giữa người đứng đầu hai bên Việt – Pháp đã diễn ra tại khu nhà Ấu trĩ viên cũ vào ngày 6/3/1946.Sau nhiều giờ đấu trí căng thẳng, Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt đã được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, với đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Chủ tịch Hồ Chí Minh và uỷ viên của Hội đồng các Bộ trưởng Vũ Hồng Khanh.Nội dung nổi bật của Hiệp định là cho phép gạt nhanh và không tốn sức 180.000 quân Tưởng Giới Thạch cùng bè lũ tay sai của chúng ra khỏi Việt Nam, tránh cho nhân dân ta phải cùng một lúc chống hai kẻ thù hung ác.Hiệp định cũng thể hiện chủ quyền của ta với việc quy định rõ nước Pháp chỉ được đưa ra Bắc Việt Nam 15.000 quân thay thế quân Tưởng và phải rút hết trong vòng 5 năm.Có thể nói, căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và đối phương lúc bấy giờ, Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã chứa đựng những điều khoản có lợi nhất mà phía Việt Nam có thể đạt được.Hiệp định đã mở đầu thời kỳ tạm hòa hoãn giữa ta và Pháp, tạo điều kiện cho Chính phủ và nhân dân có thêm thời gian để củng cố, tăng cường lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, điều mà Hồ Chủ tịch biết chắc là không tránh khỏi.Theo lời kể của các nhân chứng, sau lễ ký kết Hiệp định, Sainteny nâng cốc chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngỏ ý vui mừng vì bóng ma của một cuộc xung đột vũ trang đã bị đẩy lùi.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bình tĩnh trả lời: “Cảm ơn ông. Nhưng thực ra, tôi chưa vừa lòng. Ông biết đấy, tôi muốn nhiều hơn, tôi muốn nước tôi độc lập, và chắc chắn nước tôi sẽ được độc lập”.Đó chính là tinh thần xuyên suốt của nền ngoại giao Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Và Hiệp định sơ bộ chính là kỳ tích khởi đầu lịch sử đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.Theo các nhà nghiên cứu, bản Hiệp định để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về những vấn đề chiến lược, sách lược như nhân nhượng có nguyên tắc, giành thắng lợi từng bước, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và tận dụng đúng thời cơ.Hiệp định lịch sử này có thể được xem như là một sự vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm kinh điển của Lê Nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga trong việc ký kết hiệp định Brest-Litovsk giữa nước Nga Xô-viết với nước Đức đế quốc tháng 3/1918.Để ghi nhớ sự kiện ký kết Hiệp định sơ bộ, một bia kỷ niệm đã được đặt tại khu nhà cổ của Cung Thiếu nhi Hà Nội. Bia ghi: “Tại ngôi nhà này (38 Lý Thái Tổ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946”. Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.
Nằm ở số 36 phố Lý Thái Tổ, Cung Thiếu nhi Hà Nội còn lưu giữ được một khu nhà kiểu Pháp, có từ đầu thế kỷ 20. Công trình này xưa được gọi là Ấu trĩ viên, nơi vui chơi cho con em các gia đình giàu có, quan lại trong chính quyền Hà Nội thời thuộc địa.
Khu nhà cũng là nơi ghi dấu một dấu mốc lịch sử quan trọng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đó là sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp ngày 6/3/1946.
Ngược dòng lịch sử, sau cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tình hình ở Việt Nam cực kỳ phức tạp. Chính quyền non trẻ nằm trong vòng vây của hai thế lực ngoại quốc hùng mạnh là quân Trung Hoa Quốc dân Đảng ở miền Bắc và thực dân Pháp ở miền Nam, cùng tay sai của hai thế lực này.
Trong tình thế hiểm nghèo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí đưa ra quyết định ký với Pháp một hiệp định nhằm đặt cuộc cách mạng vào thế có lợi nhất. Và một cuộc đàm phán giữa người đứng đầu hai bên Việt – Pháp đã diễn ra tại khu nhà Ấu trĩ viên cũ vào ngày 6/3/1946.
Sau nhiều giờ đấu trí căng thẳng, Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt đã được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, với đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Chủ tịch Hồ Chí Minh và uỷ viên của Hội đồng các Bộ trưởng Vũ Hồng Khanh.
Nội dung nổi bật của Hiệp định là cho phép gạt nhanh và không tốn sức 180.000 quân Tưởng Giới Thạch cùng bè lũ tay sai của chúng ra khỏi Việt Nam, tránh cho nhân dân ta phải cùng một lúc chống hai kẻ thù hung ác.
Hiệp định cũng thể hiện chủ quyền của ta với việc quy định rõ nước Pháp chỉ được đưa ra Bắc Việt Nam 15.000 quân thay thế quân Tưởng và phải rút hết trong vòng 5 năm.
Có thể nói, căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và đối phương lúc bấy giờ, Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã chứa đựng những điều khoản có lợi nhất mà phía Việt Nam có thể đạt được.
Hiệp định đã mở đầu thời kỳ tạm hòa hoãn giữa ta và Pháp, tạo điều kiện cho Chính phủ và nhân dân có thêm thời gian để củng cố, tăng cường lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, điều mà Hồ Chủ tịch biết chắc là không tránh khỏi.
Theo lời kể của các nhân chứng, sau lễ ký kết Hiệp định, Sainteny nâng cốc chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngỏ ý vui mừng vì bóng ma của một cuộc xung đột vũ trang đã bị đẩy lùi.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bình tĩnh trả lời: “Cảm ơn ông. Nhưng thực ra, tôi chưa vừa lòng. Ông biết đấy, tôi muốn nhiều hơn, tôi muốn nước tôi độc lập, và chắc chắn nước tôi sẽ được độc lập”.
Đó chính là tinh thần xuyên suốt của nền ngoại giao Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Và Hiệp định sơ bộ chính là kỳ tích khởi đầu lịch sử đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Theo các nhà nghiên cứu, bản Hiệp định để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về những vấn đề chiến lược, sách lược như nhân nhượng có nguyên tắc, giành thắng lợi từng bước, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và tận dụng đúng thời cơ.
Hiệp định lịch sử này có thể được xem như là một sự vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm kinh điển của Lê Nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga trong việc ký kết hiệp định Brest-Litovsk giữa nước Nga Xô-viết với nước Đức đế quốc tháng 3/1918.
Để ghi nhớ sự kiện ký kết Hiệp định sơ bộ, một bia kỷ niệm đã được đặt tại khu nhà cổ của Cung Thiếu nhi Hà Nội. Bia ghi: “Tại ngôi nhà này (38 Lý Thái Tổ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946”.
Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.