Nguồn gốc ra đời “Ninja”
Ninja, hay còn gọi là Shinobi, là danh xưng để chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo Tokugawa. Các chức năng của ninja bao gồm gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp.
Do tính chất bí mật của môn phái nên gần như không ai biết rõ hoặc biết rất ít về nguồn gốc của Ninja.
Ban đầu, từ “ninja” không được sử dụng phổ biến, mà do đặc thù bí mật và tính ngôn ngữ địa phương, rất nhiều các danh xưng khác nhau để mô tả những gì mà sau này được gọi là ninja như:
Monomi , Ukagami, Rappa, Dakkou, Kusa ,Nokisaru, Kamari, Kanshi ,Ninjutsu tsukai
Trong số đó, “shinobi” là danh xưng được sử dụng nhiều nhất.
Danh từ shinobi được ghi nhận xuất hiện từ thế kỷ thứ 8, trong các bài thơ của Manyoshu
Shinobi được dùng để chỉ cho nam giới lẫn nữ giới. Tuy vậy, các shinobi nữ còn được gọi là kunoichi ,có nghĩa là “người phụ nữ”.
Khi người Phương Tây bắt đầu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, nhất là từ sau Thế chiến thứ hai, họ thường dùng từ “ninja” do nó ngắn gọn, dễ nói, dễ nhớ hơn đối với người Phương Tây. Từ đó, danh xưng “ninja” trở nên phổ biến hơn cả ở Nhật Bản lẫn trên thế giới.
|
Khi danh xưng trở thành “Thần thoại”. |
Trên thực tế, Ninja và môn võ thuật mà họ theo học xuất hiện cách đây 800 năm. Các lò luyện Ninja phát triển kỹ năng võ thuật để bảo vệ bản thân họ khỏi những chiến binh như Samurai. Nguyên tắc của trường phái võ thuật Ninjutsu là: Tẩu thoát khi có thể; nếu không thể đánh bài… chuồn, hẵng ra tay hạ sát. Không có gì là trái với đạo lý đối với Ninja: họ có thể ném cát vào mắt của kẻ thù, giẫm đạp lên kẻ thù khi quỵ ngã… bất cứ việc gì có thể bảo vệ mạng sống của họ. Trải qua quá trình phát triển, ngày nay, Ninja thường được thuê làm gián điệp, vệ sĩ tư hoặc ám sát thuê
Bí mật những thanh kiếm
Sự thật của bí ẩn này nằm ở truyền thuyết đồn đại về việc Ninja bắt kiếm bằng tay không. Nhưng trên thực tế, một Ninja siêu đẳng cũng không thể ngăn cản một thanh gươm sắc bén chỉ bằng tay không. Họ sử dụng những thứ vũ khí bí mật và rất hiệu quả .để chặn đường chém của thanh gươm
Mặt nạ Ninja
Ninja sử dụng mặt nạ và trang phục đen khi hành sự không hẳn được xem là đồng phục của họ. Ngày nay, hầu hết các Ninja được thuê làm vệ sĩ đều ăn vận rất hiện đại. Cách đây 800 năm, việc đeo mặt nạ như một phần của đồng phục và ẩn nấp trong các lùm cây là cách thức giấu mình của Ninja. Tuy nhiên, việc này cũng phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh.
|
Ảnh minh họa. |
Sự biến mất của Ninja
Sự biến mất đầy bí ẩn của Ninja thực ra là vì nguyên tắc đầu tiên bất di bất dịch của họ: luôn luôn tìm cách… chuồn. Nếu một Ninja có thể tránh được việc chém giết, họ sẽ tránh đến cùng. Để làm được điều này, họ cần trang bị một số vũ khí như phi tiêu (chỉ ném ra để hù dọa), bom khói, cát khô (để ném vào mắt đối phương)… Sau khi vận dụng các loại vũ khí chỉ mang tính chất cảnh cáo này, Ninja có thể biến mất lẹ làng. Quả thực cũng không có gì thần bí ở đây cả!
Ninja và thuật điểm huyệt
Vô số huyệt đạo trên cơ thể người mà khi bị điểm đúng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, Ninja không sử dụng cách này để giết người mà chỉ điểm những huyệt
Tên của trường phái võ thuật Ninjutsu
Ninjutsu có nghĩa là nghệ thuật của sự rón rén và kiên nhẫn – đó là chiến lược và chiến thuật của chiến đấu. Có 18 quy tắc chính của việc luyện tập môn võ này, bao gồm: sự thanh lọc tinh thần; sử dụng cơ thể người khác làm vũ khí; chiến đấu bằng gươm; gậy và quyền trượng; phi tiêu; sử dụng lê; thuật hóa trang; thuật lặn dưới nước; thuật cưỡi ngựa; thuật tẩu thoát…
Sức mạnh của Ninja
Điểm mấu chốt của trường phái võ Ninjutsu là sử dụng cơ thể một cách hiệu quả, cho dù cơ thể đó béo hay gầy, thấp hay cao. Sức mạnh của Ninja không nằm ở tốc độ mà ở chỗ họ có thể đoán được chuyển động và đọc được suy nghĩ của đối phương. Bằng những động tác bình tĩnh và vững chãi, Ninja có thể điều khiển được kẻ thù và giành chiến thắng. Trường phái võ thuật Ninjutsu chú trọng đến sự chuyển động của bàn chân và tư thế cân bằng tự nhiên.
Cướp biển và Ninja
Mọi người thường hay so sánh Ninja và cướp biển, ‘thế lực’ nào tốt hơn? Nhưng đây chỉ là một đề tài vui trên mạng Internet mà thôi. Thực tế, nếu so sánh Ninja và cướp biển thì theo một góc nhìn nào đó, Ninja tỏ ra ‘lương thiện’ hơn nhiều. Cướp biển có thể chiến đấu tới cùng vì lợi ích của họ, bất chấp mọi giá; còn Ninja, họ có thể bỏ tàu và ‘bay’ trên mặt nước tìm nơi bảo toàn tính mạng.
Trường học Ninja
Không chỉ thấy trên các bộ phim ảnh hoặc trong những câu chuyện võ hiệp, hàng ngàn phụ nữ tại Iran đang theo học tại trường huấn luyện để trở thành những Ninja chuyên nghiệp.
Trường dạy nghệ thuật Ninja được võ sư Sensei Akbar Faraji thành lập tại Iran vào năm 1989, và đây là nơi đầu tiên tại quốc gia Hồi giáo này giới thiệu môn võ thuật Ninjitsu (môn võ của các Ninja sử dụng).
Hiện trường đang có đến 24.000 thành viên theo học, trong đó số lượng nữ giới cũng đã lên đến con số 3.500 người. Theo Farraji, trong Ninjitsu, đàn ông theo học được gọi là Ninja, trong khi đó phụ nữ được gọi là Kunoichi.
Trường học Ninja tại Iran
Mặc dù Ninjitsu được coi là một trong những môn võ thuật nguy hiểm và khó nhất trên thế giới, tuy nhiên điều này không ngăn cản đam mê của phụ nữ trẻ tại Iran, nữ Ninja
Theo Fatima Muamer, giáo viên hướng dẫn tại trường học thì môn võ Ninjitsu sẽ giúp cho người theo học duy trì được cân bằng giữa cơ thể và trí tuệ. Muamer cũng cho biết bài học quan trọng nhất trong Ninjitsu đó là sự tôn trọng và khiêm tốn.
“Các võ sinh sẽ phải học cách để tự tôn trọng bản thân mình, tôn trọng sự tồn tài của họ trước khi có thể làm chủ được bản thân. Bình tĩnh cũng là bài học quan trọng cần phải nắm bắt được để trở thành Ninja” – Muamer cho biết.
Ngoài việc học các kỹ thuật và nghệ thuật chiến đấu của ninja, học viên cũng học cách sử dụng các vũ khí chiến đấu như cung, kiếm và các loại vũ khí truyền thống của Nhật Bản, vốn được các Ninja sử dụng trong các trận chiến.
“Trở thành ninja cần phải có đức tính kiên nhẫn, khoan dung và dũng cảm, để có thể trở thành một người vô hình theo đúng nghĩa đen” – nhà sáng lập trường học Ninja, Faraji cho biết.