Nằm bên bờ sông Tevere của thủ đô Rome, Italia, lăng mộ của Hadrian thường được biết đến với tên gọi là Castel Sant'Angelo (lâu đài Thiên Thần), là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của đế chế La Mã.Ban đầu lăng được dùng làm nơi an nghỉ của hoàng đế La Mã Hadrian (76-138 SCN) và gia đình của ông. Sau này, những vị hoàng đế La Mã khác cũng được an táng tại lăng mộ này và vị hoàng đế cuối cùng là Caracalla mất năm 217Về kiến trúc, đây là một công trình kỳ vĩ được chia làm 3 tầng: tầng 1 là khối nhà hình vuông, tầng 2 là một vườn treo hình tròn và tầng 3 là một đền thờ mang phong cách kiến trúc cổ điển.Kể từ khi được xây dựng, khu lăng mộ đã giữ vị trí công trình cao nhất của thủ đô đế chế La Mã trong nhiều thế kỷ.Không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô, khu lăng mộ còn được trang hoàng bằng những bức tranh tường lộng lẫy, những bức tượng tinh xảo, nhiều bức được dát vàng lộng lẫy, cả trong nội thất và ngoại thất.Đáng tiếc rằng diện mạo tráng lệ của khu lăng mộ không được duy trì lâu dài. Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, lăng mộ Hadrian biến dạng thê thảm theo thời gian.Sau cuộc xâm lăng của người Goth, lăng mộ đã bị hoán cải thành một pháo đài. Khu vườn treo bị xóa sổ, các lô cốt và khu nhà ở được xây dựng thêm, các tác phẩm điêu khắc bị lấy mất, khiến diện mạo công trình trở nên thô kệch.Từ thế kỷ 14, công trình được Giáo hội Roma biến thành một lâu đài đồng thời là nhà ngục. Phạm nhân nổi tiếng nhất từng bị giam giữ ở nơi đây là nhà bác học Giordano Bruno.Đến năm 1901, nhà ngục ngừng hoạt động và bị bỏ không trong thời gian dài. Ngày nay, khu lăng mộ nổi tiếng một thời được sử dụng làm bảo tàng và là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Roma.Mời quý độc giả xem clip: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.
Nằm bên bờ sông Tevere của thủ đô Rome, Italia, lăng mộ của Hadrian thường được biết đến với tên gọi là Castel Sant'Angelo (lâu đài Thiên Thần), là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của đế chế La Mã.
Ban đầu lăng được dùng làm nơi an nghỉ của hoàng đế La Mã Hadrian (76-138 SCN) và gia đình của ông. Sau này, những vị hoàng đế La Mã khác cũng được an táng tại lăng mộ này và vị hoàng đế cuối cùng là Caracalla mất năm 217
Về kiến trúc, đây là một công trình kỳ vĩ được chia làm 3 tầng: tầng 1 là khối nhà hình vuông, tầng 2 là một vườn treo hình tròn và tầng 3 là một đền thờ mang phong cách kiến trúc cổ điển.
Kể từ khi được xây dựng, khu lăng mộ đã giữ vị trí công trình cao nhất của thủ đô đế chế La Mã trong nhiều thế kỷ.
Không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô, khu lăng mộ còn được trang hoàng bằng những bức tranh tường lộng lẫy, những bức tượng tinh xảo, nhiều bức được dát vàng lộng lẫy, cả trong nội thất và ngoại thất.
Đáng tiếc rằng diện mạo tráng lệ của khu lăng mộ không được duy trì lâu dài. Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, lăng mộ Hadrian biến dạng thê thảm theo thời gian.
Sau cuộc xâm lăng của người Goth, lăng mộ đã bị hoán cải thành một pháo đài. Khu vườn treo bị xóa sổ, các lô cốt và khu nhà ở được xây dựng thêm, các tác phẩm điêu khắc bị lấy mất, khiến diện mạo công trình trở nên thô kệch.
Từ thế kỷ 14, công trình được Giáo hội Roma biến thành một lâu đài đồng thời là nhà ngục. Phạm nhân nổi tiếng nhất từng bị giam giữ ở nơi đây là nhà bác học Giordano Bruno.
Đến năm 1901, nhà ngục ngừng hoạt động và bị bỏ không trong thời gian dài. Ngày nay, khu lăng mộ nổi tiếng một thời được sử dụng làm bảo tàng và là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Roma.
Mời quý độc giả xem clip: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.