1. Nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) 11 km, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh.Đây là một quần thể gồm 3 núi nằm liền kề nhau là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen, trong đó, đỉnh Bà Đen cao 986 mét được mệnh danh là “nóc nhà của Nam Bộ”. Ngọn núi này là điểm hành hương nổi tiếng bậc nhất mảnh đất phương Nam.Trên núi Bà Đen có một hệ thống chùa mang lịch sử lâu đời, gồm chùa chính chùa Bà Đen và Điện Bà, nơi thờ Bà Đen. Bên cạnh đó là chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang, chùa Vân Sơn…Theo truyền thuyết, Bà Đen lúc sinh thời có tên là Lý Thị Thiên Hương. Sau khi tử tiết để giữ lòng trung trinh với người bạn đời của mình, bà đã có ba lần hiển linh trên núi. Câu chuyện về bà làm cho những sắc màu linh thiêng bao trùm lên ngọn núi hùng vĩ của mảnh đất Tây Ninh...2. Nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Núi Cấm (Cấm Sơn) là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn (gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ) và cũng là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long với độ cao 705 mét.Là một ngọn núi thiêng nổi tiếng, có vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của miền đất Nam Bộ, núi Cấm gắn với những truyền thuyết nhuốm màu kỳ bí được lưu truyền qua nhiều thế kỷ về những bậc đạo sư có phép màu thần thông, loài mãng xà khổng lồ, lời nguyền đáng sợ...Từ một vùng đất hoang vu, trong những thập niên gần đây núi Cấm đã được đầu tư để trở thành địa điểm du lịch tâm linh tầm cỡ trong khu vực. Điểm nhấn của vùng núi này là hồ Thủy Liêm với tượng Phật Di Lặc khổng lồ soi bóng xuống mặt nước trong xanhTrên núi Cấm còn có nhiều công trình kiến trúc tâm linh độc đáo khác như Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn. Ngọn núi này đã trở thành điểm hành hương, tham quan không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất An Giang.3. Núi Sam là một quá núi cao 284 mét nằm ở phía tây thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Không có tầm vóc to lớn như núi Bà Đen và núi Cấm nhưng ngọn núi này vẫn được du khách gần xa biết đến như một trong những điểm hành hương hàng đầu Nam Bộ.Danh tiếng của núi Sam gắn liền với miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, một công trình tâm linh tọa lạc ở chân núi, thuộc địa phận phường Núi Sam của thành phố Châu Đốc. Miếu có lịch sử hình thành từ thế kỷ 18, là nơi thờ Bà Chúa Xứ, một nữ thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001. Đây là lễ hội có quy mô lớn bậc nhất Nam Bộ.Ngoài miếu Bà Chùa Xứ, núi Sam còn có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc đặc sắc khác như chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang).Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) 11 km, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh.
Đây là một quần thể gồm 3 núi nằm liền kề nhau là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen, trong đó, đỉnh Bà Đen cao 986 mét được mệnh danh là “nóc nhà của Nam Bộ”. Ngọn núi này là điểm hành hương nổi tiếng bậc nhất mảnh đất phương Nam.
Trên núi Bà Đen có một hệ thống chùa mang lịch sử lâu đời, gồm chùa chính chùa Bà Đen và Điện Bà, nơi thờ Bà Đen. Bên cạnh đó là chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang, chùa Vân Sơn…
Theo truyền thuyết, Bà Đen lúc sinh thời có tên là Lý Thị Thiên Hương. Sau khi tử tiết để giữ lòng trung trinh với người bạn đời của mình, bà đã có ba lần hiển linh trên núi. Câu chuyện về bà làm cho những sắc màu linh thiêng bao trùm lên ngọn núi hùng vĩ của mảnh đất Tây Ninh...
2. Nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Núi Cấm (Cấm Sơn) là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn (gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ) và cũng là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long với độ cao 705 mét.
Là một ngọn núi thiêng nổi tiếng, có vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của miền đất Nam Bộ, núi Cấm gắn với những truyền thuyết nhuốm màu kỳ bí được lưu truyền qua nhiều thế kỷ về những bậc đạo sư có phép màu thần thông, loài mãng xà khổng lồ, lời nguyền đáng sợ...
Từ một vùng đất hoang vu, trong những thập niên gần đây núi Cấm đã được đầu tư để trở thành địa điểm du lịch tâm linh tầm cỡ trong khu vực. Điểm nhấn của vùng núi này là hồ Thủy Liêm với tượng Phật Di Lặc khổng lồ soi bóng xuống mặt nước trong xanh
Trên núi Cấm còn có nhiều công trình kiến trúc tâm linh độc đáo khác như Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn. Ngọn núi này đã trở thành điểm hành hương, tham quan không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất An Giang.
3. Núi Sam là một quá núi cao 284 mét nằm ở phía tây thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Không có tầm vóc to lớn như núi Bà Đen và núi Cấm nhưng ngọn núi này vẫn được du khách gần xa biết đến như một trong những điểm hành hương hàng đầu Nam Bộ.
Danh tiếng của núi Sam gắn liền với miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, một công trình tâm linh tọa lạc ở chân núi, thuộc địa phận phường Núi Sam của thành phố Châu Đốc. Miếu có lịch sử hình thành từ thế kỷ 18, là nơi thờ Bà Chúa Xứ, một nữ thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001. Đây là lễ hội có quy mô lớn bậc nhất Nam Bộ.
Ngoài miếu Bà Chùa Xứ, núi Sam còn có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc đặc sắc khác như chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang).
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.