1. Năm 1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Sau một hành trình gian khổ qua nhiều nước như Pháp, Anh, Mỹ…, Người quay trở lại nước Pháp vào năm 1917 và ở tại ngôi nhà Nhà số 6 Villa des Gobelins, quận 13, Paris, cùng với hai nhà hoạt động Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường. Ảnh: Bqllang.gov.vn.Tại đây, Người đã tham gia thành lập Hội những người An Nam yêu nước và một lãnh đạo của Hội với tên hoạt động Nguyễn Ái Quốc. Đây cũng là giai đoạn người soạn thảo Bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam gửi tới các cường quốc dự Hội nghị Versailles năm 1919. Ảnh: Tuổi Trẻ.2. Giữa năm 1921, để tiện cho việc hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã chuyển sang nơi ở mới là một gian buồng ở ngôi nhà số 9, ngõ Compoint, quận 17, Paris. Người đã ở căn nhà này từ ngày 14/07/1921 - 14/03/1923. Ảnh: Doanthanhnien.vn.Trong thời gian trú tại đây, người đã cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa và báo Le Paria (Người cùng khổ) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chống chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Ảnh: RFI.3. Năm 1923, Bác Hồ tới thủ đô Moscow của Liên Xô để tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1924. Người đã sống và làm việc tại phòng số 311, tầng 3 của khách sạn Lux, số 10 phố Tverskaya (nay là khách sạn Hilton Moscow Tverskaya Lux). Ảnh: Krasnaya-msk.ru.Trong giai đoạn này, Người đã viết hàng loạt tác phẩm chính trị, tư tưởng, báo chí, chính luận, được truyền bá rộng rãi ở Liên Xô, Pháp và châu Á, trong đó có tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ Thực dân Pháp. Ảnh: Tsar Events.4. Sau khi học tại Liên Xô, cuối năm 1924, Bác Hồ rời Liên Xô tới Quảng Châu. Vào năm 1925, dưới tên hoạt động là Lý Thụy, người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, có trụ sở tại số 13 và 13/1 đường Văn Minh (nay là số 248 và 250). Ảnh: Hoc24.vn.Dưới sự lãnh đạo của Người, Hội đã trở thành nơi đào tạo nhiều cán bộ cốt cán cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh được Người viết trong giai đoạn này là tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ảnh: Thế Giới Di Sản.5. Mùa thu 1928, Bác Hồ đến Xiêm La (Thái Lan), cải trang là một nhà sư với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều. Người đã sống một thời gian tại một ngôi nhà thuộc làng Noọng Ôn (xã Xiêng Phin, huyện Mương, tỉnh Udonthani) trước khi đến các địa phương khác để hoạt động cách mạng. Ảnh: Baodulich.net.vn.Tại Noọng Ôn, người đã mở rộng tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, làm cho nhân dân Thái Lan có cảm tình hơn với người Việt và cách mạng Việt Nam. Ảnh: Sở Ngoại vụ Bình Định.Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.
1. Năm 1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Sau một hành trình gian khổ qua nhiều nước như Pháp, Anh, Mỹ…, Người quay trở lại nước Pháp vào năm 1917 và ở tại ngôi nhà Nhà số 6 Villa des Gobelins, quận 13, Paris, cùng với hai nhà hoạt động Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường. Ảnh: Bqllang.gov.vn.
Tại đây, Người đã tham gia thành lập Hội những người An Nam yêu nước và một lãnh đạo của Hội với tên hoạt động Nguyễn Ái Quốc. Đây cũng là giai đoạn người soạn thảo Bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam gửi tới các cường quốc dự Hội nghị Versailles năm 1919. Ảnh: Tuổi Trẻ.
2. Giữa năm 1921, để tiện cho việc hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã chuyển sang nơi ở mới là một gian buồng ở ngôi nhà số 9, ngõ Compoint, quận 17, Paris. Người đã ở căn nhà này từ ngày 14/07/1921 - 14/03/1923. Ảnh: Doanthanhnien.vn.
Trong thời gian trú tại đây, người đã cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa và báo Le Paria (Người cùng khổ) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chống chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Ảnh: RFI.
3. Năm 1923, Bác Hồ tới thủ đô Moscow của Liên Xô để tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1924. Người đã sống và làm việc tại phòng số 311, tầng 3 của khách sạn Lux, số 10 phố Tverskaya (nay là khách sạn Hilton Moscow Tverskaya Lux). Ảnh: Krasnaya-msk.ru.
Trong giai đoạn này, Người đã viết hàng loạt tác phẩm chính trị, tư tưởng, báo chí, chính luận, được truyền bá rộng rãi ở Liên Xô, Pháp và châu Á, trong đó có tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ Thực dân Pháp. Ảnh: Tsar Events.
4. Sau khi học tại Liên Xô, cuối năm 1924, Bác Hồ rời Liên Xô tới Quảng Châu. Vào năm 1925, dưới tên hoạt động là Lý Thụy, người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, có trụ sở tại số 13 và 13/1 đường Văn Minh (nay là số 248 và 250). Ảnh: Hoc24.vn.
Dưới sự lãnh đạo của Người, Hội đã trở thành nơi đào tạo nhiều cán bộ cốt cán cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh được Người viết trong giai đoạn này là tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ảnh: Thế Giới Di Sản.
5. Mùa thu 1928, Bác Hồ đến Xiêm La (Thái Lan), cải trang là một nhà sư với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều. Người đã sống một thời gian tại một ngôi nhà thuộc làng Noọng Ôn (xã Xiêng Phin, huyện Mương, tỉnh Udonthani) trước khi đến các địa phương khác để hoạt động cách mạng. Ảnh: Baodulich.net.vn.
Tại Noọng Ôn, người đã mở rộng tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, làm cho nhân dân Thái Lan có cảm tình hơn với người Việt và cách mạng Việt Nam. Ảnh: Sở Ngoại vụ Bình Định.
Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.