Nhà lưu niệm Bác Hồ tại số 112 Mai Thúc Loan, Phường Thuận Lộc, thành phố Huế là một di tích lịch sử lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Ngôi nhà được xây bằng gỗ rộng ba gian, gồm bốn vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ. Đây là nơi Bác Hồ đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ nhất, từ năm 1895 - 1901.Mặt trước ngôi nhà là hệ thống cửa bản khoa “thượng song, hạ đố”.Gian giữa của ngôi nhà đặt một bộ bàn ghế gỗ giản dị, là nơi tiếp khách, thưởng trà của gia đình.Phía bên trong của gian này bài trí bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đấng song thân của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan.Hai gian ở hai bên là không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi của gia đình Bác Hồ. Các vật dụng bố trí ở đây có giường, tủ, giá treo quần áo...Nối với nhà chính là nhà bếp với vách trát đất, mái lợp tranh.Nhà bếp ngăn thành hai gian, gian ngoài đặt bộ khung cửi của bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ.Gian bên trong là bếp nấu ăn.Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh, đậm chất nhà Việt xưa.Các vật dụng được trưng bày trong nhà gợi nhớ về không gian sống của người Việt một thế kỷ trước.Ngược dòng lịch sử, vào năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895, ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo ông xin vào học trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận.Ông về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành, và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế nhờ người quen giới thiệu, ông đã thuê được một căn nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).Ngôi nhà đã chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc, sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, cũng như sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Khiêm, Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh).Ngôi nhà này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư là cậu bé Nguyễn Sinh Xin và cũng là nơi bà đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 33 vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (ngày 10/2/1901).Vào năm 1993, ngôi nhà số 112 Mai Thúc Loan đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nhà lưu niệm Bác Hồ tại số 112 Mai Thúc Loan, Phường Thuận Lộc, thành phố Huế là một di tích lịch sử lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà được xây bằng gỗ rộng ba gian, gồm bốn vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ. Đây là nơi Bác Hồ đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ nhất, từ năm 1895 - 1901.
Mặt trước ngôi nhà là hệ thống cửa bản khoa “thượng song, hạ đố”.
Gian giữa của ngôi nhà đặt một bộ bàn ghế gỗ giản dị, là nơi tiếp khách, thưởng trà của gia đình.
Phía bên trong của gian này bài trí bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đấng song thân của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan.
Hai gian ở hai bên là không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi của gia đình Bác Hồ. Các vật dụng bố trí ở đây có giường, tủ, giá treo quần áo...
Nối với nhà chính là nhà bếp với vách trát đất, mái lợp tranh.
Nhà bếp ngăn thành hai gian, gian ngoài đặt bộ khung cửi của bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ.
Gian bên trong là bếp nấu ăn.
Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh, đậm chất nhà Việt xưa.
Các vật dụng được trưng bày trong nhà gợi nhớ về không gian sống của người Việt một thế kỷ trước.
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895, ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo ông xin vào học trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận.
Ông về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành, và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế nhờ người quen giới thiệu, ông đã thuê được một căn nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).
Ngôi nhà đã chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc, sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, cũng như sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Khiêm, Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Ngôi nhà này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư là cậu bé Nguyễn Sinh Xin và cũng là nơi bà đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 33 vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (ngày 10/2/1901).
Vào năm 1993, ngôi nhà số 112 Mai Thúc Loan đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.