Lễ tắm tượng (Mahamastakabhisheka), Shravanabelagola, Ấn Độ: Lễ hội này diễn ra từ năm 981 sau Công nguyên khi bức tượng Bahubali cao 17 m được chế tác. Bahubali là vị thần của đạo Jana. Đây là sự kiện kéo dài 10 ngày, trong đó bức tượng được hơn 2 triệu tín đồ tắm rửa. Năm 2006, một người theo đạo Java đã trả 1,3 triệu USD để là người đầu tiên được thực hiện nghi lễ này. Lễ hội diễn ra 12 năm một lần.
Ma sống (Egungun), Dakon, Benin: Ma Sống hay còn gọi là Egungun là các thành viên của một tổ chức tối mật. Họ đại diện cho linh hồn người chết quay lại Trái đất để truyền những lời khuyên cho người sống. Lời nói của họ được cho là đến từ các thần linh. Egungun thường tới các làng phía bắc Ouidah vào tháng một và tháng hai.
Biswa Ijtema, sông Turag, Tongi, Bangladesh: Đây là buổi lễ đông tín đồ đạo Hồi nhất thế giới. Chỉ trong một ngày, Biswa Ijtema thu hút 5 triệu tín đồ, gấp đôi số người tới lễ Hajj thường niên ở Mecca. Buổi lễ diễn ra vào tháng một hàng năm, cơ hội cho người theo đạo Hồi được thánh Allah ban phước mà không phải chi một khoản tiền lớn để tới Ả Rập Saudi.
Lễ Great Monlam, tu viện Labuleng, Tây Tạng, Trung Quốc: Thành lập năm 1709, tu viện Labuleng là nơi tổ chức buổi Đại tranh biện trước sự hiện diện của Phật Sống. Nơi này nằm ở độ cao 3.260 m và trong ngày diễn ra buổi lễ, nhiệt độ giảm xuống -27 độ C. Các nhà sư vẫn ngồi yên, không mảy may để tâm tới thời tiết. Lễ Great Monlam được tổ chức trong tháng đầu tiên của năm mới theo lịch của người Tạng.
Lễ hội Good Friday, Antigua Guatemala, Guatemala: Hàng chục nghìn người trong trang phục màu tím từ khắp Trung Mỹ đổ về Guatemala để tham gia lễ Phục Sinh ở đây. Vào lúc bình minh, những người trong trang phục lính La Mã sẽ đi qua các con phố cổ xưa của Guatemala, xướng lên hình phạt dành cho Chúa Jesus.
Lễ hội Virgen del Carmen, Paucartambo, Peru: Nằm ở thung lũng chân núi Ausangate (cao 6.700 m), thị trấn hẻo lánh Paucartambo ăn mừng lễ hội Mẹ Trái Đất, thánh bảo hộ cộng đồng Mestizo, trong tháng “làm sạch đất” của người Qechua. Lễ hội này có từ năm 1662 và diễn ra trong ba ngày từ 15 đến 17/7 hàng năm.
Lễ hội Abbots Bromley Horn Dance, Staffordshire, Anh: Lễ hội mừng sự sinh sôi nảy nở này được cho là một phần của nghi thức cổ xưa có từ thời Saxon. Sáu cặp sừng hươu của các vũ công có từ năm 1065. Lễ hội này diễn ra vào ngày thứ hai sau chủ nhật đầu tiên sau ngày 4/9.
Lễ hội Phaung Daw U, hồ Inle, Myanmar: 5 tượng Phật được người Intha thờ cúng có từ thế kỷ 12. Tượng được đặt ở chùa Phaung Daw U, một trong những nơi linh thiêng nhất Myanmar. Trong lễ hội, một đám rước lớn đưa các bức tượng tới mọi làng quanh hồ để người dân tỏ lòng thành kính. Lễ Phaung Daw U diễn ra trong 18 ngày vào đợt trăng tròn Thadingyut, thường là giữa tháng 9 và tháng 11.
Vũ điệu rắn đen, bộ tộc Apenda, Papua New Guinea: Apenda là bộ tộc sống ở vùng hẻo lánh của Papua New Guinea. Họ tham dự các buổi lễ thường niên được gọi là sing-sing, để thể hiện sức mạnh và sự thống nhất của bộ tộc. Vào lễ sing-sing ở Morobe, bộ tộc biểu diễn vũ điệu rắn đen. Lễ hội này thường diễn ra giữa tháng chín và tháng 11. Năm 2017, du khách có thể tới tham dự vào 7-8/10.
Vũ điệu rắn đen, bộ tộc Apenda, Papua New Guinea: Apenda là bộ tộc sống ở vùng hẻo lánh của Papua New Guinea. Họ tham dự các buổi lễ thường niên được gọi là sing-sing, để thể hiện sức mạnh và sự thống nhất của bộ tộc. Vào lễ sing-sing ở Morobe, bộ tộc biểu diễn vũ điệu rắn đen. Lễ hội này thường diễn ra giữa tháng chín và tháng 11.
Lễ tắm tượng (Mahamastakabhisheka), Shravanabelagola, Ấn Độ: Lễ hội này diễn ra từ năm 981 sau Công nguyên khi bức tượng Bahubali cao 17 m được chế tác. Bahubali là vị thần của đạo Jana. Đây là sự kiện kéo dài 10 ngày, trong đó bức tượng được hơn 2 triệu tín đồ tắm rửa. Năm 2006, một người theo đạo Java đã trả 1,3 triệu USD để là người đầu tiên được thực hiện nghi lễ này. Lễ hội diễn ra 12 năm một lần.
Ma sống (Egungun), Dakon, Benin: Ma Sống hay còn gọi là Egungun là các thành viên của một tổ chức tối mật. Họ đại diện cho linh hồn người chết quay lại Trái đất để truyền những lời khuyên cho người sống. Lời nói của họ được cho là đến từ các thần linh. Egungun thường tới các làng phía bắc Ouidah vào tháng một và tháng hai.
Biswa Ijtema, sông Turag, Tongi, Bangladesh: Đây là buổi lễ đông tín đồ đạo Hồi nhất thế giới. Chỉ trong một ngày, Biswa Ijtema thu hút 5 triệu tín đồ, gấp đôi số người tới lễ Hajj thường niên ở Mecca. Buổi lễ diễn ra vào tháng một hàng năm, cơ hội cho người theo đạo Hồi được thánh Allah ban phước mà không phải chi một khoản tiền lớn để tới Ả Rập Saudi.
Lễ Great Monlam, tu viện Labuleng, Tây Tạng, Trung Quốc: Thành lập năm 1709, tu viện Labuleng là nơi tổ chức buổi Đại tranh biện trước sự hiện diện của Phật Sống. Nơi này nằm ở độ cao 3.260 m và trong ngày diễn ra buổi lễ, nhiệt độ giảm xuống -27 độ C. Các nhà sư vẫn ngồi yên, không mảy may để tâm tới thời tiết. Lễ Great Monlam được tổ chức trong tháng đầu tiên của năm mới theo lịch của người Tạng.
Lễ hội Good Friday, Antigua Guatemala, Guatemala: Hàng chục nghìn người trong trang phục màu tím từ khắp Trung Mỹ đổ về Guatemala để tham gia lễ Phục Sinh ở đây. Vào lúc bình minh, những người trong trang phục lính La Mã sẽ đi qua các con phố cổ xưa của Guatemala, xướng lên hình phạt dành cho Chúa Jesus.
Lễ hội Virgen del Carmen, Paucartambo, Peru: Nằm ở thung lũng chân núi Ausangate (cao 6.700 m), thị trấn hẻo lánh Paucartambo ăn mừng lễ hội Mẹ Trái Đất, thánh bảo hộ cộng đồng Mestizo, trong tháng “làm sạch đất” của người Qechua. Lễ hội này có từ năm 1662 và diễn ra trong ba ngày từ 15 đến 17/7 hàng năm.
Lễ hội Abbots Bromley Horn Dance, Staffordshire, Anh: Lễ hội mừng sự sinh sôi nảy nở này được cho là một phần của nghi thức cổ xưa có từ thời Saxon. Sáu cặp sừng hươu của các vũ công có từ năm 1065. Lễ hội này diễn ra vào ngày thứ hai sau chủ nhật đầu tiên sau ngày 4/9.
Lễ hội Phaung Daw U, hồ Inle, Myanmar: 5 tượng Phật được người Intha thờ cúng có từ thế kỷ 12. Tượng được đặt ở chùa Phaung Daw U, một trong những nơi linh thiêng nhất Myanmar. Trong lễ hội, một đám rước lớn đưa các bức tượng tới mọi làng quanh hồ để người dân tỏ lòng thành kính. Lễ Phaung Daw U diễn ra trong 18 ngày vào đợt trăng tròn Thadingyut, thường là giữa tháng 9 và tháng 11.
Vũ điệu rắn đen, bộ tộc Apenda, Papua New Guinea: Apenda là bộ tộc sống ở vùng hẻo lánh của Papua New Guinea. Họ tham dự các buổi lễ thường niên được gọi là sing-sing, để thể hiện sức mạnh và sự thống nhất của bộ tộc. Vào lễ sing-sing ở Morobe, bộ tộc biểu diễn vũ điệu rắn đen. Lễ hội này thường diễn ra giữa tháng chín và tháng 11. Năm 2017, du khách có thể tới tham dự vào 7-8/10.
Vũ điệu rắn đen, bộ tộc Apenda, Papua New Guinea: Apenda là bộ tộc sống ở vùng hẻo lánh của Papua New Guinea. Họ tham dự các buổi lễ thường niên được gọi là sing-sing, để thể hiện sức mạnh và sự thống nhất của bộ tộc. Vào lễ sing-sing ở Morobe, bộ tộc biểu diễn vũ điệu rắn đen. Lễ hội này thường diễn ra giữa tháng chín và tháng 11.