Theo các chuyên gia y tế, bệnh bạch hầu là bệnh lý nguy hiểm tốc độ lây lan nhanh và khó kiểm soát. Đây là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên.Trẻ em thường mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu nếu không có miễn dịch.Trong lịch sử nhân loại, bệnh bạch hầu từng bùng phát ở một số nước gây hậu quả nghiêm trọng. Trong số này có việc dịch bệnh bùng phát trên diện rộng ở Liên Xô, sau là Liên bang Nga, từ năm 1990 - 1996.Trong thời gian trên, bệnh bạch hầu bùng phát ở Liên Xô và nhanh sóng lan sang nhiều nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraine.Theo thống kê, giai đoạn năm 1994 - 1995 là thời kỳ đỉnh điểm của dịch bạch hầu. Trong số 98.000 người mắc bệnh bạch hầu thì có khoảng 3.400 trường hợp tử vong.Đến năm 1996, số lượng mắc bệnh bạch hầu ở Nga giảm dần và được khống chế.Trước đó, Mỹ từng bùng phát dịch bệnh bạch hầu quy mô lớn vào năm 1921. Khi ấy, nước này ghi nhận hơn 206.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Trong số này có hơn 15.500 người tử vong.Phải đến giữa những năm 1920, vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu mới được lưu hành và sử dụng. Kể từ đó, số người mắc căn bệnh nguy hiểm này giảm dần.Vào năm 1945, Mỹ có hơn 18.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Từ năm 1980 - 1994, chỉ có 41 người ở Mỹ mắc bệnh bạch hầu.Trong số này có 4 trường hợp tử vong. Những trường hợp tử vong đều là trẻ em không tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu.
Mời độc giả xem video: Đắk Nông: 12 trường hợp dương tính với bạch hầu. Nguồn: VTC Now.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh bạch hầu là bệnh lý nguy hiểm tốc độ lây lan nhanh và khó kiểm soát. Đây là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên.
Trẻ em thường mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu nếu không có miễn dịch.
Trong lịch sử nhân loại, bệnh bạch hầu từng bùng phát ở một số nước gây hậu quả nghiêm trọng. Trong số này có việc dịch bệnh bùng phát trên diện rộng ở Liên Xô, sau là Liên bang Nga, từ năm 1990 - 1996.
Trong thời gian trên, bệnh bạch hầu bùng phát ở Liên Xô và nhanh sóng lan sang nhiều nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraine.
Theo thống kê, giai đoạn năm 1994 - 1995 là thời kỳ đỉnh điểm của dịch bạch hầu. Trong số 98.000 người mắc bệnh bạch hầu thì có khoảng 3.400 trường hợp tử vong.
Đến năm 1996, số lượng mắc bệnh bạch hầu ở Nga giảm dần và được khống chế.
Trước đó, Mỹ từng bùng phát dịch bệnh bạch hầu quy mô lớn vào năm 1921. Khi ấy, nước này ghi nhận hơn 206.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Trong số này có hơn 15.500 người tử vong.
Phải đến giữa những năm 1920, vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu mới được lưu hành và sử dụng. Kể từ đó, số người mắc căn bệnh nguy hiểm này giảm dần.
Vào năm 1945, Mỹ có hơn 18.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Từ năm 1980 - 1994, chỉ có 41 người ở Mỹ mắc bệnh bạch hầu.
Trong số này có 4 trường hợp tử vong. Những trường hợp tử vong đều là trẻ em không tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu.
Mời độc giả xem video: Đắk Nông: 12 trường hợp dương tính với bạch hầu. Nguồn: VTC Now.