Kiểu “đe doạ”
Sự tức giận thường bộc lộ bằng cách mắt trợn tròn lên, chỉ thẳng ngón tay vào người khác, quát tháo, chửi bới thậm tệ. Bởi đối phương không hành động và suy nghĩ theo mong muốn của bạn. Mục đích là tạo ra cảm giác sợ hãi, nhằm kiểm soát đối tượng mà sự tức giận nhắm tới, buộc họ phải làm theo ý của bạn.
Kiểu “chọc giận”
Bạn sẽ
biểu lộ sự tức giận bằng cách nói những lời mỉa mai, đùa cợt một cách sâu cay và đầy thâm thúy. Bạn muốn hạ thấp, chà đạp lên nhân phẩm của đối phương một cách lịch sự và văn minh nhất, thế nhưng vẫn khiến đối phương tổn thương, thậm chí họ không thể làm gì để được. Phải như vậy, bạn mới có thể thỏa mãn và giải tỏa cơn nộ khí ngút trời của mình.
Kiểu “tội nghiệp tôi”
Bạn tức giận vì sự vô ơn và vô cảm của đối phương: Tại sao sau tất cả những gì tôi đã làm cho anh, anh lại có thể đối xử với tôi như thế?; Tại sao anh lại không thể hiểu cho những cảm xúc của tôi. Mục đích của sự tức giận này là khiến đối phương xấu hổ, ngượng ngùng. Thế nhưng thực tế, họ sẽ chỉ tự ái một chút, và sau đó sẽ cười cợt lên sự tức giận của bạn mà thôi.
Những cách khắc chế cơn tức giận hiệu quả
1. Đừng quát tháo, thay vào đó hãy hít một hơi thở sâu
2. Tự hỏi bản thân xem mình có làm sai điều gì không
3. Nghĩ đến những điều khiến bạn hạnh phúc
4. Gạt bỏ toàn bộ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu bạn
5. Khi chỉ có một mình, hãy viết hết những điều khiến bạn tức giận ra giấy và đốt chúng đi
6. Tâm sự với một người trải đời, đủ tin tưởng
7. Tập thể dục, kết nối với thiên nhiên bên ngoài