Trong lịch sử Trung Quốc đã có hơn 500 vị hoàng đế, nói đến người khởi nguồn cho ngôi vị hoàng đế thì đương nhiên phải kể đến là Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc với lịch sử 5 nghìn năm, thống nhất 6 nước chư hầu, thống nhất tiền tệ, thống nhất văn tự, góp phần xây dựng đoạn Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng thế giới, và tất nhiên là quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng huyền bí, rộng lớn.
Lăng mộ của hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc ở chân phía bắc của núi Lishan, cách huyện Lintong, tỉnh Thiểm Tây, miền bắc Trung Quốc 5 km về phía đông. Được xây dựng từ năm 246 trước Công nguyên đến năm 208 trước Công nguyên, kéo dài 39 năm, đây là một trong những lăng mộ hoàng đế lớn nhất, kỳ lạ nhất và giàu có nhất trên thế giới -nơi chứa vô số bảo vật và những điều bí ẩn, trong số đó có lý do tồn tại của đội quân đất nung 8000 tượng người.
Tọa lạc tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, Tần lăng được tình cờ phát hiện vào năm 1974. Kể từ đó,rất nhiều truyền thuyết huyền diệu đã được khơi dậy xoay quanh quần thể lăng mộ khổng lồ này.
Theo ghi chép lịch sử, nhiều cung điện khác nhau đã được xây dựng trong Tần lăng, trưng bày nhiều bảo vật kỳ lạ. Một số lượng lớn các hố chôn và lăng mộ với các hình dạng và ý nghĩa khác nhau cũng được phân bố xung quanh Tần lăng.
Do công nghệ chưa phát triển, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy "phần nổi của tảng băng chìm" trong quần thể lăng Tần Thủy Hoàng: Là 8000 chiến binh và ngựa chiến bằng đất nung. Tuy vậy, ngần đấy hiểu biết cũng đủ thú vị và kinh ngạc cho các nhà sử học, khảo cổ học rồi.
Trong hơn hai nghìn năm qua, nhiều kẻ trộm mộ đã cố gắng xâm nhập Tần lăng nhưng không ai trong số đó thành công. Nguyên nhân là do lăng mộ Tần Thủy Hoàng được thiết kế với nhiều bẫy ngầm tinh vi trong quá trình xây dựng.
Đây là những bẫy trong lăng Tần Thủy Hoàng mà các nhà nghiên cứu phát hiện được cho đến nay:
Bẫy đầu tiên: Thủy ngân
Trong quá trình khảo sát, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra rằng nồng độ thủy ngân trên mặt đất xung quanh lăng Tần Thủy Hoàng thực sự rất cao. Ngoài sự hiện diện của chất khử trùng, những thủy ngân này cũng có độc tính cao.
Bẫy thứ hai: Bẫy nỏ
Rất nhiều sử gia Trung Quốc đã viết về loại bẫy tinh vi và nguy hiểm này trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Trong cuốn "Sử ký" của sử gia Tư Mã Thiên có ghi chép cụ thể về loại bẫy này. Ông viết:"Lăng tượng tác nỏ, hữu sở trang cận giả triết xạ chi".
Có nghĩa là, với bất cứ kẻ xâm nhập nào phá hoại giấc ngủ của Tần vương đều sẽ chịu hậu quả đáng sợ nhất khi những chiếc nỏ được căng sẵn, sẵn sàng tiêu diệt kẻ lạ mặt bằng hàng trăm mũi tên sắc nhọn.
Hình ảnh của một chiếc nỏ Tần.
Nỏ Tần nổi tiếng không chỉ bắn xa hơn cung tên, sát thương hơn mà còn có tỷ lệ bắn trúng cao hơn. Vũ khí nàyđược làm bằng dâu tằm, tay của nỏ Tần thường dài 60-75 cm, rộng 4-5 cm. Vì toàn bộ thân nỏ được kết bởi dây da dày đặc, điều này không chỉ tăng cường sức mạnh cấu trúc của thân cây cung mà còn có độ dẻo dai và đàn hồi mạnh mẽ tuyệt vời.
Tất nhiên, liệu nỏ có thể hoạt động sau hai nghìn năm hay không vẫn chưa được biết.
Bẫy thứ ba: Bẫy cát
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng được trang bị bẫy cát. Một khi cát lún được đào bởi những kẻ trộm mộ, nó có thể khiến trở thành mồ chôn của chính chúng.
Hệ thống bẫy cát lún được "bài binh bố trận" tinh vi như sau:
Khi tiến sâu vào Tần lăng, trộm mộ sẽ nhìn thấy "một chiếc lăng bẫy". Trộm mộ sẽ tưởng đó là lối đi dẫn vào kho báu và ra sức đào. Tuy nhiên, thay vì lối mở vào kho báu, đó lại là mồ chôn của những kẻ tham lam. Bởi lượng cát trong bẫy sẽ đổ xuống, vùi lấp những kẻ lạ.
Bẫy thứ tư: Bẫy lửa
Cảnh tượng kiểu này sẽ xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết trộm mộ gần đây, khí sinh học và chất cháy xuất hiện trong lối đi trong lăng mộ, kẻ trộm mộ sẽ bị thiêu rụi ngay khi vừa mở ra.
Điều tương tự cũng xuất hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Điều này cho thấy, Tần vương rất coi trọng giấc ngủ ngàn thu của mình.
Bẫy thứ năm: Lời nguyền
Dù khó tin nhưng sau khi Tần lăng hoàn thành, tương truyền nếu một người cả gan đụng đến lăng mộ của Lăng Tần Thủy Hoàng, quấy rối giấc ngủ của Tần vương, người đó sẽ bị hàng nghìn chiến binh đất nung và ngựa chiến trong lăng mộ trả thù điên cuồng.
Hình ảnh đội quân gần 1 vạn tượng người trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Phải chăng đây chính là ý nghĩa tồn tại của hàng nghìn chiến binh đất nung và ngựa chiến đặt trong lăng mộ khổng lồ?
Sau 3 cuộc khám phá khảo cổ quy mô lớn, người ta mới phát hiện đượcđội quân gần 1 vạn binh mã này trong lăng mộ Tần vương. Tất cả đều có kích thước và hình dáng của người thường, đặc biệt, với những vẻ mặt hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai. Và sử gia luôn tự hỏi, ý nghĩa của 1 vạn quân binh mã trong Tần lăng có ý nghĩa gì?
Việc lời nguyền tồn tại trong Tần lăng phần nào nói lên ý nghĩa của đội quân này chăng?
Dù vậy, lời nguyền tuy không dễ tin, nhưng có thể khiến những kẻ trộm mộ cảm thấy sợ hãi. Thủ đoạn dùng lời nguyền này được xem là đáng sợ và ám ảnh nhất.