Những điều nên làm vào ngày Tết Thanh minh để cả năm may mắn

Google News

Theo quan niệm của người Việt, Tết Thanh minh là ngày để con cháu tỏ lòng thành kính tổ tiên. Vào ngày này, những người con xa quê đều tề tựu về, cùng đi tảo mộ và quây quần ăn uống.

Ngày Tết Thanh minh không cố định thời gian. Vào năm 2023, Tết Thanh minh sẽ bắt đầu từ ngày 4/4 - 5/4/2023 và kết thúc vào khoảng ngày 20/4 - 21/4/2023 (tức là kể từ khi kết thúc tiết xuân phân đến khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Năm nay Tết Thanh minh rơi vào ngày thứ ba (5/4/2023).
Để tỏ lòng hiếu kính, các gia đình sẽ có tập tục thăm mộ tổ tiên, quét rửa mộ phần, bày mâm cúng để cầu bình an, khỏe mạnh.
3 điều nên làm vào dịp Tết Thanh minh.
1. Tảo mộ
Đây là việc làm không thể thiếu trong ngày Tết Thanh minh. Tảo mộ là việc làm thể hiện lòng thành kính, ghi nhớ tổ tiên, cội nguồn, bày tỏ lòng hiếu thuận.
Công việc chính của tảo mộ cần làm là dọn cỏ, quét mộ phần sạch sẽ, bày biện hương hoa, lễ vật để dâng cúng. Một số gia đình ở xa không thể đi tảo mộ có thể lập mâm cúng, thắp hương gọi là cúng vọng tâm.
Nhung dieu nen lam vao ngay Tet Thanh minh de ca nam may man
Khi tảo mộ ngày Tết Thanh minh, mọi người nên lưu ý một số điều sau để tránh gặp xui xẻo nhé!
- Không giẫm đạp lên phần mộ hay đồ cúng của những ngôi mộ khác. Đặc biệt nếu có đưa trẻ nhỏ đi cùng, phải chú ý không để trẻ đùa nghịch.
- Phụ nữ tới tháng, có thai hay đang bị phong hàn, thấp khớp không nên đi tảo mộ vì khu vực này có khí lạnh, năng lượng xấu, không tốt cho sức khỏe.
- Nên hạn chế chụp ảnh ở nghĩa trang.
- Không chỉ trỏ, bàn tán phần mộ của người khác. Nên thắp hương cho cả những phần mộ lân cận.
- Quét dọn kỹ lưỡng trước, sau phần mộ, làm cỏ sạch sẽ.
2. Dọn dẹp bàn thờ
Trước khi ra mộ phần, chúng ta cũng nên dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, lau bát hương, thay hoa cúng cho sạch sẽ, để thể hiện lòng thành kính.
3. Cúng Tết Thanh minh
Sau khi tảo mộ về, chúng ta cần làm lễ cúng Tết Thanh minh. Mỗi nhà sẽ chuẩn bị lễ vật để dâng cúng tổ tiên, thể hiện lòng thành kính. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị mâm cúng khác nhau. Tuy nhiên, có một số lễ vật quan trọng không thể thiếu như: xôi, gà luộc, giò, canh măng, miến, đồ xào, trái cây, hoa tươi, trầu cau, vàng mã. Một số gia đình thì chọn mâm cúng chay đơn giản hơn.
7 món nên ăn vào dịp Tết Thanh minh
Vào ngày Tết Thanh minh, nhiều gia đình chọn nấu các món ăn dưới đây để cả nhà cùng thưởng thức. Đây được xem là những món ăn may mắn đấy ạ. Chị em tham khảo để chuẩn bị cho Tết Thanh minh năm nay nhé!
1. Gà luộc
Đây là món ăn khá quen thuộc trong mâm cỗ cúng ngày Tết Thanh minh. Dân gian cho rằng, món gà luộc tượng trưng cho cuộc sống ấm no, an khang. Khi chế biến món này, chị em nên luộc gà với gừng và hành để hương vị món ăn đậm đà hơn.
2. Xôi gấc
Nhung dieu nen lam vao ngay Tet Thanh minh de ca nam may man-Hinh-2
Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn. Bởi thế mà món này cũng rất được ưa chuộng trong mâm cỗ ngày Tết Thanh minh. Món xôi gấc ngon phải chín đều, mềm dẻo, có màu đỏ đặc trưng của gấc.
3. Xôi đậu xanh
Nếu không thể nấu xôi gấc, chị em có thể chọn xôi đậu xanh quen thuộc của ngày Tết. Món xôi đậu xanh cũng mang ý nghĩa tròn đầy, ấm no nên được nhiều gia đình chọn làm món ăn dâng lên mâm cúng.
4. Canh măng chân giò
Món canh này mang ý nghĩa sung túc, không chỉ có trên mâm cỗ ngày Tết cổ truyền mà người ta còn chọn dâng cúng vào ngày Tết Thanh minh. Khi chế biến món này, chị em chú ý chân giò cần được hầm mềm, măng phải rửa nhiều lần nước cho thật sạch để giảm độ hăng.
5. Canh nấm
Có thể với nhiều chị em, món này không quen thuộc bằng canh măng chân giò. Tuy nhiên, nếu muốn thay đổi khẩu vị, món canh nấm là lựa chọn hoàn hảo cho chị em dịp Tết Thanh minh năm nay đấy. Nguyên liệu làm món này cũng rất đơn giản gồm: nấm hương, cà rốt, hạt sen. Chỉ cần ninh hạt sen chín mềm rồi cho nấm hương và cà rốt vào cùng. Món ăn thanh đạm này có vị ngọt thanh của nấm và cà rốt kết hợp cùng vị béo bùi của hạt sen. Nếu món canh măng giò mang ý nghĩa sung túc thì món canh nấm tượng trưng cho sự an yên, thanh tịnh. Gia đạo cả năm luôn bình an, may mắn.
6. Nem chay
Đây được xem là món ăn truyền thống vào dịp Tết Thanh minh của người Việt. Món nem chay với các nguyên liệu chính như rau củ, mộc nhĩ, nấm hương. Nem chay rán giòn rụm ăn kèm bún, rau, giá và nước mắm chua ngọt thì còn gì tuyệt vời hơn. Món nem chay nhìn đơn giản thế nhưng mang hàm ý gắn kết các thành viên trong gia đình, thắt chặt thâm tình.
7. Trái cây
Cuối cùng, đĩa trái cây chắc chắn không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong ngày Tết Thanh minh. Thông thường nhiều gia đình sẽ chọn mâm ngũ quả với 5 loại trái cây khác nhau tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ. Mâm trái cây mang ý nghĩa tâm linh với sự cầu mong sung túc, đủ đầy, viên mãn.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Thùy Dương / Bảo Vệ Công Lý

>> xem thêm

Bình luận(0)