Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ sau khi thống nhất các bộ lạc vào năm 1206. Với tài cầm quân đánh trận, ông đã dẫn dắt quân đội Mông Cổ chinh phục được vùng đất rộng lớn ở châu Á cũng như một phần châu Âu. Theo ước tính, từ năm 1206 cho đến khi qua đời năm 1227, nhà cầm quân xuất chúng này đã chinh phục gần 31 triệu km2 lãnh thổ.Dù có nhiều chiến dịch quân sự thành công nhưng Thành Cát Tư Hãn vẫn có nhiều tiếc nuối khi tham vọng chinh phục toàn bộ châu Âu chưa hoàn thành thì qua đời vào năm 1227, hưởng thọ 65 tuổi.Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, con trai thứ 3 của của ông là Oa Khoát Đài trở thành người kế vị. Nhằm hoàn thành tham vọng của cha, Oa Khoát Đài đã nuôi quân, tích trữ lương thực... để chuẩn bị cho chiến dịch chinh phạt châu Âu từ năm 1236 - 1242.Kế thừa đội quân hùng mạnh, thiện chiến, giỏi cưỡi ngựa bắn cung từ Thành Cát Tư Hãn, Oa Khoát Đài chỉ huy binh sĩ Mông Cổ tiến đánh phía đông nước Nga và chiếm các quốc gia vùng Baltic. Sau đó, quân của Oa Khoát Đài tấn công chinh phục Budapest, Hungary và sông Danube vào tháng 12/1241.Thừa thắng xông lên, quân Mông Cổ tiến sâu vào lãnh thổ nước Áo trước khi tấn công vùng phía đông tại vùng Balkan vào năm 1242. Tuy nhiên, lực lượng của Oa Khoát Đài sau đó lại rút quân về nước. Theo đó, Tây Âu không bị đế chế Mông Cổ chinh phục. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Oa Khoát Đài lại bỏ dở giữa chừng chiến dịch chinh phục Mông Cổ sau khi liên tiếp giành được nhiều thắng lợi lớn.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, quân đội Mông Cổ rút quân về nước, không tiến sâu vào Tây Âu là vì 2 nguyên nhân lớn. Lý do đầu tiên là vì Oa Khoát Đài đột ngột qua đời năm 1241. Theo đó, các tướng sĩ cấp cao của Mông Cổ đang dẫn binh ở châu Âu phải rút quân về nước để tham dự tang lễ cũng như phải tham gia lễ đăng cơ của Khả Hãn mới.Nguyên nhân thứ hai khiến quân đội Mông Cổ bỏ dở cuộc chinh phạt châu Âu là vì loài muỗi. Sinh vật nhỏ bé này đã khiến lực lượng của Oa Khoát Đài tổn thất lớn.Điều này xuất phát từ việc vùng đồng cỏ Magyar nằm ở phía đông châu Âu thường xảy ra mưa lớn cộng thêm điều kiện thời tiết nóng ẩm đã khiến khu vực này trở thành môi trường lý tưởng cho loài muỗi truyền bệnh sốt rét.Căn bệnh sốt rét đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần chiến đấu của binh sĩ Mông Cổ. Thêm nữa, trong nửa đầu năm 1241, khu vực Đông Âu có lượng mưa cao bất thường. Điều này khiến chất lượng đồng cỏ suy giảm, ảnh hưởng đến đàn ngựa chiến của Mông Cổ.Nếu tiếp tục chiến đấu thì lực lượng Mông Cổ sẽ khó có thể tiếp tục giành được chiến thắng ở chiến trường châu Âu, thậm chí tổn thất sẽ nặng nề hơn. Vì vậy, quân đội Mông Cổ rút quân về nước.Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.
Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ sau khi thống nhất các bộ lạc vào năm 1206. Với tài cầm quân đánh trận, ông đã dẫn dắt quân đội Mông Cổ chinh phục được vùng đất rộng lớn ở châu Á cũng như một phần châu Âu. Theo ước tính, từ năm 1206 cho đến khi qua đời năm 1227, nhà cầm quân xuất chúng này đã chinh phục gần 31 triệu km2 lãnh thổ.
Dù có nhiều chiến dịch quân sự thành công nhưng Thành Cát Tư Hãn vẫn có nhiều tiếc nuối khi tham vọng chinh phục toàn bộ châu Âu chưa hoàn thành thì qua đời vào năm 1227, hưởng thọ 65 tuổi.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, con trai thứ 3 của của ông là Oa Khoát Đài trở thành người kế vị. Nhằm hoàn thành tham vọng của cha, Oa Khoát Đài đã nuôi quân, tích trữ lương thực... để chuẩn bị cho chiến dịch chinh phạt châu Âu từ năm 1236 - 1242.
Kế thừa đội quân hùng mạnh, thiện chiến, giỏi cưỡi ngựa bắn cung từ Thành Cát Tư Hãn, Oa Khoát Đài chỉ huy binh sĩ Mông Cổ tiến đánh phía đông nước Nga và chiếm các quốc gia vùng Baltic. Sau đó, quân của Oa Khoát Đài tấn công chinh phục Budapest, Hungary và sông Danube vào tháng 12/1241.
Thừa thắng xông lên, quân Mông Cổ tiến sâu vào lãnh thổ nước Áo trước khi tấn công vùng phía đông tại vùng Balkan vào năm 1242. Tuy nhiên, lực lượng của Oa Khoát Đài sau đó lại rút quân về nước. Theo đó, Tây Âu không bị đế chế Mông Cổ chinh phục. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Oa Khoát Đài lại bỏ dở giữa chừng chiến dịch chinh phục Mông Cổ sau khi liên tiếp giành được nhiều thắng lợi lớn.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, quân đội Mông Cổ rút quân về nước, không tiến sâu vào Tây Âu là vì 2 nguyên nhân lớn. Lý do đầu tiên là vì Oa Khoát Đài đột ngột qua đời năm 1241. Theo đó, các tướng sĩ cấp cao của Mông Cổ đang dẫn binh ở châu Âu phải rút quân về nước để tham dự tang lễ cũng như phải tham gia lễ đăng cơ của Khả Hãn mới.
Nguyên nhân thứ hai khiến quân đội Mông Cổ bỏ dở cuộc chinh phạt châu Âu là vì loài muỗi. Sinh vật nhỏ bé này đã khiến lực lượng của Oa Khoát Đài tổn thất lớn.
Điều này xuất phát từ việc vùng đồng cỏ Magyar nằm ở phía đông châu Âu thường xảy ra mưa lớn cộng thêm điều kiện thời tiết nóng ẩm đã khiến khu vực này trở thành môi trường lý tưởng cho loài muỗi truyền bệnh sốt rét.
Căn bệnh sốt rét đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần chiến đấu của binh sĩ Mông Cổ. Thêm nữa, trong nửa đầu năm 1241, khu vực Đông Âu có lượng mưa cao bất thường. Điều này khiến chất lượng đồng cỏ suy giảm, ảnh hưởng đến đàn ngựa chiến của Mông Cổ.
Nếu tiếp tục chiến đấu thì lực lượng Mông Cổ sẽ khó có thể tiếp tục giành được chiến thắng ở chiến trường châu Âu, thậm chí tổn thất sẽ nặng nề hơn. Vì vậy, quân đội Mông Cổ rút quân về nước.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.