1. Đền thờ Vua Đinh được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời vua Đinh Tiên Hoàng - vị vua sáng lập triều Đinh - cùng cha mẹ ông, các con trai và các tướng triều Đinh.2. Nằm gần đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành có từ thế kỷ 17, là nơi thờ vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga và một số nhân vật lịch sử nhà Tiền Lê. Đền thờ vua Lê có kiến trúc gần giống đền thờ vua Đinh nhưng quy mô nhỏ hơn và có khác biệt về trang trí kiến trúc.3. Nằm trong cùng địa phận với đền thờ vua Đinh, vua Lê, chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thời Tiền Lê, là ngôi chủa nồi tiếng bậc nhất trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư. Đây là nơi lưu giữ cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.4. Tọa lạc thôn Khê Đầu Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, chùa Bàn Long có lịch sử gắn với sự hình thành của Cố đô Hoa Lư. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh, tại ngọn núi mà người dân phát hiện ra một hang động có rồng cuộn bên trong.5. Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, hình thành dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng, là một trong những chùa cổ thời Đinh - Lê nằm trong kinh thành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày nay. Đây là một ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng khắp Việt Nam.6. Nằm ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, di tích Phủ Đại là địa danh Đinh Bộ Lĩnh xưng tôn hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu Thái Bình. Nơi đây có phủ thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Bặc - vị khai quốc công thần nhà Đinh.7. Nằm trên núi Mã Yên trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ vua Đinh là nơi an nghỉ của người sáng lập triều Đinh. Tương truyền, lăng được xây ở khoảng đất võng xuống thấp như cái yên ngựa, mang hàm ý vị hoàng đế vĩ đại như vẫn ngồi trên lưng ngựa để bảo vệ đất nước.8. Nếu đỉnh núi Mã Yên có mộ vua Đinh Tiên Hoàng thì chân núi Mã Yên lại là nơi yên nghỉ của vua Lê Đại Hành. Khu lăng mộ được bao bọc bởi các dãy núi đá như “rồng chầu, hổ phục” theo quan niệm phong thủy xưa.Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.
1. Đền thờ Vua Đinh được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời vua Đinh Tiên Hoàng - vị vua sáng lập triều Đinh - cùng cha mẹ ông, các con trai và các tướng triều Đinh.
2. Nằm gần đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành có từ thế kỷ 17, là nơi thờ vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga và một số nhân vật lịch sử nhà Tiền Lê. Đền thờ vua Lê có kiến trúc gần giống đền thờ vua Đinh nhưng quy mô nhỏ hơn và có khác biệt về trang trí kiến trúc.
3. Nằm trong cùng địa phận với đền thờ vua Đinh, vua Lê, chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thời Tiền Lê, là ngôi chủa nồi tiếng bậc nhất trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư. Đây là nơi lưu giữ cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
4. Tọa lạc thôn Khê Đầu Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, chùa Bàn Long có lịch sử gắn với sự hình thành của Cố đô Hoa Lư. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh, tại ngọn núi mà người dân phát hiện ra một hang động có rồng cuộn bên trong.
5. Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, hình thành dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng, là một trong những chùa cổ thời Đinh - Lê nằm trong kinh thành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày nay. Đây là một ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng khắp Việt Nam.
6. Nằm ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, di tích Phủ Đại là địa danh Đinh Bộ Lĩnh xưng tôn hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu Thái Bình. Nơi đây có phủ thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Bặc - vị khai quốc công thần nhà Đinh.
7. Nằm trên núi Mã Yên trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ vua Đinh là nơi an nghỉ của người sáng lập triều Đinh. Tương truyền, lăng được xây ở khoảng đất võng xuống thấp như cái yên ngựa, mang hàm ý vị hoàng đế vĩ đại như vẫn ngồi trên lưng ngựa để bảo vệ đất nước.
8. Nếu đỉnh núi Mã Yên có mộ vua Đinh Tiên Hoàng thì chân núi Mã Yên lại là nơi yên nghỉ của vua Lê Đại Hành. Khu lăng mộ được bao bọc bởi các dãy núi đá như “rồng chầu, hổ phục” theo quan niệm phong thủy xưa.
Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.