Bagan, Mandalay: Từ thế kỉ thứ 9 đến thứ 13, Bagan là thủ đô của kinh đô Pagan mà nay là Myanmar. Có giai đoạn, ở đây xây dựng hơn 10.000 đền, chùa và các tu viện. Đạo Phật là tôn giáo thống trị, nhưng Ấn độ giáo và các truyền thống địa phương khác vẫn được duy trì. Cuối thế kỷ 13, cuộc xâm lược của Mông Cổ dẫn tới sự sụp đổ của vương triều Pagan. Bagan hiện vẫn còn đó, nhưng chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng. Ảnh Shutterstock. Hang động Ajanta, quận Aurangabad, tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ: Tại hang động này bao gồm các bức vẽ và công trình điêu khắc trên đá thể hiện Phật giáo Ấn Độ cổ đại. Những bức tranh được khắc trên các bức tường đá cao gần 80m tạo nên tu viện và điện thờ truyền thống Phật giáo cổ kính. Do nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, năm 1819, kiệt tác kiến trúc này mới được phát hiện bởi sỹ quan quân đội Anh. Ảnh Shutterstock Ngôi mộ đá Lycian, thị trấn Myra, Thổ Nhĩ Kì: Có màu sơn nguyên gốc là đỏ tươi, vàng, xanh và tím, những ngôi mộ này có tuổi đời từ khoảng thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, khi Lycia là một phần của đế quốc Macedonia. Một phần lớn của Myra bị biến mất sau trận lụt lớn về phía sông Myros, nhưng thành cổ, nhà hát và các phòng tắm của nó đã được khai quật lại. Ảnh Ancient History Encyclopedia. Angkor Wat, Campuchia: Angkor Wat là tượng đài tôn giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng trên một diện tích 1040 km2. Được vua Khmer Suryavarman II xây dựng trong nửa đầu của thế kỷ 12, ngôi đền ban đầu được dành riêng cho thần Hindu Vishnu, nhưng vào cuối thế kỷ này đã được sửa sang lại để thờ phượng Phật giáo. Sự lụi tàn của thành phố này được cho là nạn phá rừng khiến đất bị xói mòn khi mưa lớn, dẫn đến sự lún sâu của các kênh rạch xung quanh. Ảnh Istock Borobudur, Magelang, Trung Java, Indonesia: Được xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, Borobudur hay được gọi là “Tháp Phật trên đồi cao". Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu. Ảnh Taman Wisata Candi. Vòng cung đá lớn Callanish I, đảo Lewis, Scoland: Các vòng đá này được dựng lên vào giữa những năm 2900 và 2600 trước Công nguyên (TCN). Đến khoảng những năm 1500 -1000 TCN, một khối đá bao quanh bởi vòng tròn đá và 5 hàng cột đá thẳng đứng dường như vẫn được sử dụng. Ảnh Trivium Art History. Đảo Phục Sinh, Chile: Năm 1972, khi người châu Âu đặt chân đến đã khiến nền văn minh này hoàn toàn sụp đổ. Tại đây đã tìm thấy 887 bức tượng đá hùng vĩ , đa phần bị lật ngược. Tại Đảo Phục Sinh, thời gian đỉnh điểm, dân số khoảng 15.000 người (người Polynesia giữa những năm 700 và 1000 sau Công nguyên. Tuy nhiên, do suy thoái môi trường nên con số này giảm xuống dưới 3000 người. Vào thế kỷ 18, nạn phá rừng nghiêm trọng khiến hòn đảo trở nên hoang tàn do động vật không thể sinh sống. Ảnh Aeon. Hattusa, Corum: Hattusa ngày nay nằm ở phía Bắc thủ đô Ankara, là thành phố thủ đô của đế chế Hittiite đã từng tồn tại và phát triển. Những minh chứng về một thành phố đã tồn tại và biến mất chỉ còn là những đền thờ, những khu nghĩa trang tôn giáo và những trụ gạch phù điêu. Hattusa ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn kéo dài từ Anatolia đến tận miền Bắc Syria trong khoảng 200 năm. Ảnh Ancient Origins. Vòng xoáy tròn ở Moray, Cuzco, Peru: Các vòng xoáy tròn này được làm bằng đá và đất nén. Vùng trũng lớn nhất có độ sâu 30 mét, và giống như các địa điểm khác của Inca, nó có một hệ thống thủy lợi. Các nhà khảo cổ không biết mục đích và ý nghĩa các nghi lễ của những vòng xoáy này. Ảnh Hidráulica Inca. Cao nguyên Nazca ở Peru: Trong khu vực có diện tích gần 500km2 có đến 300 hình vẽ, hình ảnh lớn nhất trong số đó là chú bồ nông dài 285m. Phần lờn hình vẽ có dạng hình học, bên cạnh đó là hình mô tả thế giới tự nhiên như các lại động thực vật. Ảnh Turismoi.pe. Hẻm núi Petra, ở Jordan: Bất chấp khí hậu khắc nghiệt, người Nabatean sống ở đây vào thế kỷ 4 TCN vẫn xoay sở để có thể tồn tại giữa sa mạc. Thời kỳ đỉnh cao, dân số lên đến 30.000 người. Nơi đây từng là trung tâm thương mại trên con đường tơ lụa nhưng nhanh chóng lụi tàn. Vào năm 363 sau Công Nguyên, một trận động đất xảy ra phá hủy nhiều tòa nhà của thành phố và hệ thống đường ống dẫn nước. Ảnh Lonely Planet.
Bagan, Mandalay: Từ thế kỉ thứ 9 đến thứ 13, Bagan là thủ đô của kinh đô Pagan mà nay là Myanmar. Có giai đoạn, ở đây xây dựng hơn 10.000 đền, chùa và các tu viện. Đạo Phật là tôn giáo thống trị, nhưng Ấn độ giáo và các truyền thống địa phương khác vẫn được duy trì. Cuối thế kỷ 13, cuộc xâm lược của Mông Cổ dẫn tới sự sụp đổ của vương triều Pagan. Bagan hiện vẫn còn đó, nhưng chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng. Ảnh Shutterstock.
Hang động Ajanta, quận Aurangabad, tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ: Tại hang động này bao gồm các bức vẽ và công trình điêu khắc trên đá thể hiện Phật giáo Ấn Độ cổ đại. Những bức tranh được khắc trên các bức tường đá cao gần 80m tạo nên tu viện và điện thờ truyền thống Phật giáo cổ kính. Do nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, năm 1819, kiệt tác kiến trúc này mới được phát hiện bởi sỹ quan quân đội Anh. Ảnh Shutterstock
Ngôi mộ đá Lycian, thị trấn Myra, Thổ Nhĩ Kì: Có màu sơn nguyên gốc là đỏ tươi, vàng, xanh và tím, những ngôi mộ này có tuổi đời từ khoảng thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, khi Lycia là một phần của đế quốc Macedonia. Một phần lớn của Myra bị biến mất sau trận lụt lớn về phía sông Myros, nhưng thành cổ, nhà hát và các phòng tắm của nó đã được khai quật lại. Ảnh Ancient History Encyclopedia.
Angkor Wat, Campuchia: Angkor Wat là tượng đài tôn giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng trên một diện tích 1040 km2. Được vua Khmer Suryavarman II xây dựng trong nửa đầu của thế kỷ 12, ngôi đền ban đầu được dành riêng cho thần Hindu Vishnu, nhưng vào cuối thế kỷ này đã được sửa sang lại để thờ phượng Phật giáo. Sự lụi tàn của thành phố này được cho là nạn phá rừng khiến đất bị xói mòn khi mưa lớn, dẫn đến sự lún sâu của các kênh rạch xung quanh. Ảnh Istock
Borobudur, Magelang, Trung Java, Indonesia: Được xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, Borobudur hay được gọi là “Tháp Phật trên đồi cao". Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu. Ảnh Taman Wisata Candi.
Vòng cung đá lớn Callanish I, đảo Lewis, Scoland: Các vòng đá này được dựng lên vào giữa những năm 2900 và 2600 trước Công nguyên (TCN). Đến khoảng những năm 1500 -1000 TCN, một khối đá bao quanh bởi vòng tròn đá và 5 hàng cột đá thẳng đứng dường như vẫn được sử dụng. Ảnh Trivium Art History.
Đảo Phục Sinh, Chile: Năm 1972, khi người châu Âu đặt chân đến đã khiến nền văn minh này hoàn toàn sụp đổ. Tại đây đã tìm thấy 887 bức tượng đá hùng vĩ , đa phần bị lật ngược. Tại Đảo Phục Sinh, thời gian đỉnh điểm, dân số khoảng 15.000 người (người Polynesia giữa những năm 700 và 1000 sau Công nguyên. Tuy nhiên, do suy thoái môi trường nên con số này giảm xuống dưới 3000 người. Vào thế kỷ 18, nạn phá rừng nghiêm trọng khiến hòn đảo trở nên hoang tàn do động vật không thể sinh sống. Ảnh Aeon.
Hattusa, Corum: Hattusa ngày nay nằm ở phía Bắc thủ đô Ankara, là thành phố thủ đô của đế chế Hittiite đã từng tồn tại và phát triển. Những minh chứng về một thành phố đã tồn tại và biến mất chỉ còn là những đền thờ, những khu nghĩa trang tôn giáo và những trụ gạch phù điêu. Hattusa ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn kéo dài từ Anatolia đến tận miền Bắc Syria trong khoảng 200 năm. Ảnh Ancient Origins.
Vòng xoáy tròn ở Moray, Cuzco, Peru: Các vòng xoáy tròn này được làm bằng đá và đất nén. Vùng trũng lớn nhất có độ sâu 30 mét, và giống như các địa điểm khác của Inca, nó có một hệ thống thủy lợi. Các nhà khảo cổ không biết mục đích và ý nghĩa các nghi lễ của những vòng xoáy này. Ảnh Hidráulica Inca.
Cao nguyên Nazca ở Peru: Trong khu vực có diện tích gần 500km2 có đến 300 hình vẽ, hình ảnh lớn nhất trong số đó là chú bồ nông dài 285m. Phần lờn hình vẽ có dạng hình học, bên cạnh đó là hình mô tả thế giới tự nhiên như các lại động thực vật. Ảnh Turismoi.pe.
Hẻm núi Petra, ở Jordan: Bất chấp khí hậu khắc nghiệt, người Nabatean sống ở đây vào thế kỷ 4 TCN vẫn xoay sở để có thể tồn tại giữa sa mạc. Thời kỳ đỉnh cao, dân số lên đến 30.000 người. Nơi đây từng là trung tâm thương mại trên con đường tơ lụa nhưng nhanh chóng lụi tàn. Vào năm 363 sau Công Nguyên, một trận động đất xảy ra phá hủy nhiều tòa nhà của thành phố và hệ thống đường ống dẫn nước. Ảnh Lonely Planet.