Phố Cửa Nam là một con phố dài khoảng 240 mét, kéo dài từ đầu phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc quận Hoàn Kiếm của Hà Nội. Đây là một con phố gắn với nhiều câu chuyện lịch sử đáng nhớ của thủ đô.Xưa kia, phố Cửa Nam là đất thôn Yên Trung thượng, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) huyện Thọ Xương. Thời thuộc Pháp, phố mang tên là Rue Neyret, từ 1945 chính thức mang tên gọi Cửa Nam.Phố có tên gọi Cửa Nam do nằm gần cửa Đông Nam của thành Thăng Long đời Nguyễn. Vị trí cửa thành này nay là ngã tư đường Trần Phú - Tôn Thất Thiệp.Bên ngoài cửa thành, chỗ vườn hoa Cửa Nam ở đầu phía Đông phố Cửa Nam bây giờ từng có Quảng Văn Đình (sau đổi tên là Quảng Minh Đình) là một tòa nhà lớn để dân chúng có thể tự đến đánh trống báo quan lại ra nhận đơn khiếu kiện hoặc nghe các thông cáo từ triều đình.Ngày 22/12/1894, một đám cháy lớn đã thiêu trụi 50 căn nhà tranh ở quanh khu Quảng Văn Đình. Sau đó, chính quyền thuộc địa đã ra lệnh cấm làm lại nhà trên khu đất ấy và đã xây dựng nên quảng trường Neyret – vườn hoa Cửa Nam ngày nay.Vườn hoa Cửa Nam hồi ấy mang tên Place Neyret nhưng dân ta vẫn quen gọi là vườn hoa "Bà đầm xoè" vì ở đó từ năm 1896-1945 có đặt một bản sao của tượng Nữ Thần Tự Do cao 285 cm. Tượng bị giật đổ năm 1945, đến năm 1952 thì được nấu chảy để đúc pho tượng Phật chùa Thần Quang ở làng Ngũ Xã.Phố Cửa Nam cũng là nơi ghi dấu sự kiện Hà thành đầu độc năm 1908. Nhà số 20 phố này vốn là hàng Cơm của vợ chồng ông Sáu Tĩnh, trong thời gian đầu năm 1908 từng là nơi hội họp của những người lãnh đạo chủ chốt cuộc đầu độc lính Pháp nổ ra ngày 27/6/1908, làm chấn động cả xứ Đông Dương.Đầu phía Tây của phố Cửa Nam từng có chợ Cửa Nam, một trong những khu chợ lớn và có lịch sử lâu đời nhất của thủ đô Hà Nội. Cho đến thập niên 1990, chợ vẫn là một địa điểm buôn bán nhộn nhịp ở trung tâm thành phố.Bước sang thế kỷ 21, chợ Cửa Nam cũ được giải tỏa để nhường chỗ cho một trung tâm thương mại cao tầng. Cái tên Chợ Cửa Nam vẫn được giữ lại để gắn cho công trình mới, nhưng với nhiều người dân Hà Nội, khu chợ dân dã thân thương đã “chết” cùng sự hiện diện của tòa nhà đồ sộ.Ngày nay phố Cửa Nam là một tuyến giao thông quan trọng ở của thành phố. Con phố này nối liền ngã sáu chỗ vườn hoa Cửa Nam với ngã năm sát chợ Cửa Nam, rất đông người và xe cộ qua lại cả ngày và đêm.Đây cũng là một khu phố buôn bán rất sầm uất của quận Ba Đình với những mặt hàng nổi bật là đồ điện tử và man-nơ-canh...Một số hình ảnh khác về phố cửa Nam.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Cửa Nam là một con phố dài khoảng 240 mét, kéo dài từ đầu phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc quận Hoàn Kiếm của Hà Nội. Đây là một con phố gắn với nhiều câu chuyện lịch sử đáng nhớ của thủ đô.
Xưa kia, phố Cửa Nam là đất thôn Yên Trung thượng, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) huyện Thọ Xương. Thời thuộc Pháp, phố mang tên là Rue Neyret, từ 1945 chính thức mang tên gọi Cửa Nam.
Phố có tên gọi Cửa Nam do nằm gần cửa Đông Nam của thành Thăng Long đời Nguyễn. Vị trí cửa thành này nay là ngã tư đường Trần Phú - Tôn Thất Thiệp.
Bên ngoài cửa thành, chỗ vườn hoa Cửa Nam ở đầu phía Đông phố Cửa Nam bây giờ từng có Quảng Văn Đình (sau đổi tên là Quảng Minh Đình) là một tòa nhà lớn để dân chúng có thể tự đến đánh trống báo quan lại ra nhận đơn khiếu kiện hoặc nghe các thông cáo từ triều đình.
Ngày 22/12/1894, một đám cháy lớn đã thiêu trụi 50 căn nhà tranh ở quanh khu Quảng Văn Đình. Sau đó, chính quyền thuộc địa đã ra lệnh cấm làm lại nhà trên khu đất ấy và đã xây dựng nên quảng trường Neyret – vườn hoa Cửa Nam ngày nay.
Vườn hoa Cửa Nam hồi ấy mang tên Place Neyret nhưng dân ta vẫn quen gọi là vườn hoa "Bà đầm xoè" vì ở đó từ năm 1896-1945 có đặt một bản sao của tượng Nữ Thần Tự Do cao 285 cm. Tượng bị giật đổ năm 1945, đến năm 1952 thì được nấu chảy để đúc pho tượng Phật chùa Thần Quang ở làng Ngũ Xã.
Phố Cửa Nam cũng là nơi ghi dấu sự kiện Hà thành đầu độc năm 1908. Nhà số 20 phố này vốn là hàng Cơm của vợ chồng ông Sáu Tĩnh, trong thời gian đầu năm 1908 từng là nơi hội họp của những người lãnh đạo chủ chốt cuộc đầu độc lính Pháp nổ ra ngày 27/6/1908, làm chấn động cả xứ Đông Dương.
Đầu phía Tây của phố Cửa Nam từng có chợ Cửa Nam, một trong những khu chợ lớn và có lịch sử lâu đời nhất của thủ đô Hà Nội. Cho đến thập niên 1990, chợ vẫn là một địa điểm buôn bán nhộn nhịp ở trung tâm thành phố.
Bước sang thế kỷ 21, chợ Cửa Nam cũ được giải tỏa để nhường chỗ cho một trung tâm thương mại cao tầng. Cái tên Chợ Cửa Nam vẫn được giữ lại để gắn cho công trình mới, nhưng với nhiều người dân Hà Nội, khu chợ dân dã thân thương đã “chết” cùng sự hiện diện của tòa nhà đồ sộ.
Ngày nay phố Cửa Nam là một tuyến giao thông quan trọng ở của thành phố. Con phố này nối liền ngã sáu chỗ vườn hoa Cửa Nam với ngã năm sát chợ Cửa Nam, rất đông người và xe cộ qua lại cả ngày và đêm.
Đây cũng là một khu phố buôn bán rất sầm uất của quận Ba Đình với những mặt hàng nổi bật là đồ điện tử và man-nơ-canh...
Một số hình ảnh khác về phố cửa Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.