Như Ernest Hemingway từng nói: “Hạnh phúc ở những người thông minh là điều hiếm hoi nhất mà tôi từng biết”. Người thông minh có thể có một người bạn đời yêu thương họ hết lòng, thành công trong sự nghiệp nhưng thật sự ở họ, thường thì hạnh phúc là điều hiếm hoi. Hãy cùng tìm hiểu lí do dưới đây.
1. Người thông minh quá chú tâm vào việc phân tích mọi thứ
Những người có chỉ số IQ cao thường có khuynh hướng phân tích và đánh giá quá mức những điều xảy ra trong cuộc sống của họ. Đôi khi việc suy xét quá mức như vậy có thể đưa bạn đến với những rắc rối không cần thiết, khiến cho bạn bực bội và khó chịu.
|
Ảnh minh họa. |
Bạn hẳn đã nghe nói “Vô minh là hạnh phúc?”. Điều này cũng khá đúng, bởi bạn càng ít bận tâm thì bạn càng dễ dàng hạnh phúc. Việc chú trọng phân tích, hiểu được bản thân và người khác dễ khiến bạn thất vọng về mọi thứ nếu nhận thấy sự không hoàn hảo như kỳ vọng của mình, dẫn đến tình trạng tiến thoái lưỡng nan và không tìm được giải pháp cần thiết để thoát khỏi suy nghĩ.
2. Người thông minh có tiêu chuẩn quá cao
Người thông minh biết mình muốn gì và bất kể họ ở lĩnh vực nào cũng muốn chinh phục điều mình hướng đến. Điều này có nghĩa là họ khó hài lòng với những thành tựu, mối quan hệ cũng như những thứ có trong cuộc sống của họ.
Hơn nữa, những người có trí tuệ thông thái thường có những lý tưởng riêng nên khi đối mặt với thực tế cuộc sống, chắn chắn họ sẽ gặp phải những thất vọng.
3. Người thông minh quá khắc khe với bản thân họ
Một lí do khiến người thông minh khó cảm thấy hạnh phúc là bởi họ quá khắc khe với chính họ, không chỉ về thành tựu và thất bại. Những cá nhân thông minh thường tự phân tích bản thân như một cách khắc khe để tự khiển trách chính mình.
Những người thông minh thường gặp rắc rối khi hồi tưởng nhiều về quá khứ và những sai lầm mà họ mắc phải. Tất cả những điều này tạo cho họ cảm giác tội lỗi, bất mãn và những cảm xúc tiêu cực khác khiến họ khó cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.
4. Bạn luôn cảm thấy thực tế là chưa đủ
Những người có chỉ số IQ cao không bao giờ ngừng tìm kiếm điều gì đó lớn lao hơn khuôn mẫu, mục đích và ý nghĩa hiện tại. Họ không dừng lại để thoát khỏi những suy nghĩ lý tưởng hơn. Điều này khiến họ không thể tự thưởng cho đầu óc mình những giờ thư giãn và tận hưởng trong cuộc sống thường nhật.
5. Người thông minh ít tương tác và khó tìm thấy người đồng điệu với mình về tâm hồn
Khoa học đã chứng minh rằng, những cá nhân có IQ cao cần ít tương tác xã hội hơn những người có mức độ thông minh trung bình. Thông thường, những tương tác xã hội, sự chia sẻ quan điểm lẫn nhau dễ khiến người ta hưng phấn và vui vẻ hơn. Đáng buồn thay, những người thông minh thường không cảm thấy như vậy. Nhiều người trong số họ thích tận hưởng cuộc sống một mình hơn.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc người thông minh không thèm muốn sự tương tác. Điều được quan tâm với họ là các cuộc nói chuyện về những điều hấp dẫn và có ý nghĩa hơn là những việc vụn vặt, về thực phẩm, thời tiết, hay kế hoạch hằng ngày.
6. Những người có IQ cao thường dễ gặp những vấn đề về tâm lý
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những chứng về rối loạn thần kinh, lo lắng quá mức là một loại tác dụng phụ của một bộ não quá thông minh. Họ cũng dễ bị trầm cảm hơn, thường là do suy nghĩ quá mức.
Bởi một lúc nào đó, khi quá dồn tâm trí vào việc suy nghĩ một cách sâu sắc, bạn sẽ bắt đầu phân tích về ý nghĩa của sự tồn tại và đánh giá lại cuộc sống của mình. Việc buồn bã vì những lí do không rõ ràng là một trong những kết quả của việc này khiến người thông minh khó tìm thấy được niềm vui.