Nhân vật khiến Tào Tháo phải hỏi ý kiến 3 quân sư là ai?

Google News

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành nhà Tào Ngụy thời Tam quốc.

Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, khi Viên Thuật xưng đế, Hán Hiến đế ra chiếu lệnh chư hầu trừ giặc, Tào Tháo nhận chiếu thảo phạt, nhưng không có một chư hầu nào đến, chỉ ngồi xem thành bại, duy nhất có Lưu Bị là đem quân đến.

Nhan vat khien Tao Thao phai hoi y kien 3 quan su la ai?

Biết tin Lưu Bị đem quân đến Tào Tháo liền hỏi ý kiến 3 vị quân sư là Tuân Úc, Quách Gia và Trình Dục. Trong khi Tuân Úc khuyên Tào Tháo nên giết Lưu Bị, thì Quách Gia khuyên không nên giết, về phần mình Trình Dục khuyên nên cứ dùng trước, dùng song rồi thì giết để trừ hậu họa về sau. Thật ra Tào Tháo luôn đa nghi, 3 ý kiến của 3 vị quân sư cũng chính là những lựa chọn mà Tào Tháo đang do dự.

Lưu Bị (161 - 223) tự Huyền Đức, người quận Trác thuộc U Châu, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Nhan vat khien Tao Thao phai hoi y kien 3 quan su la ai?-Hinh-2

Lưu Bị được sử sách xác nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Tuy nhiên, không giống như hai đối thủ của mình là Tào Tháo và Tôn Quyền xuất thân từ tầng lớp quý tộc và có cơ sở nhất định (có nhiều tài sản, uy danh gia tộc) để "làm vốn" trên đường gây dựng phát triển sự nghiệp, Lưu Bị tuy có danh nghĩa là dòng dõi nhà Hán nhưng ông xuất thân từ một gia đình nghèo nàn, thuở nhỏ phải đan giày cỏ kiếm sống.

Vì vậy, quá trình phát triển thế lực của Lưu Bị trong thời loạn cũng vất vả, gian truân hơn, lâu dài hơn các quân phiệt khác. Tuy gặp nhiều thất bại nhưng ông vẫn kiên định, không nản lòng, tỏ ra có chí khí lớn, tay trắng lập nên cơ nghiệp.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng quá lớn từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, nên nhiều người cho rằng Lưu Bị là một người nhu nhược. La Quán Trung mô tả nhân vật Lưu Bị giống như một vị thư sinh trói gà không chặt, không thích đọc sách, chỉ thích cưỡi ngựa, ca hát và mặc quần áo đẹp. Vóc người cao lớn, dung mạo nổi bật và khác thường. Tính tình thuộc trầm mặc ít nói, mừng giận không lộ ra mặt. Đồng thời là một nhân kiệt có chí lớn, thích kết giao với anh hùng hào kiệt trong thiên hạ để mong được nghiệp lớn, khôi phục tòng thất nhà Hán. Tuy nhiên La Quán Trung cũng hư cấu khá nhiều tình tiết về ông so với ngoài đời thật, vì vậy nhiều người cho rằng Lưu Bị không có tài đánh trận, thành quả của ông đều là nhờ tướng sĩ dưới quyền.

Nhan vat khien Tao Thao phai hoi y kien 3 quan su la ai?-Hinh-3

Trên thực tế, theo ghi chép trong Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ cho thấy, Lưu Bị là một vị tướng có tài cầm quân, ứng phó linh hoạt, nhất là khả năng nhìn thấu nội tâm, thu phục nhân tài và khiến họ một lòng trung thành với mình, cả Tào Tháo cũng đánh giá rất cao tài năng của ông.

Khi Lưu Bị nương nhờ, Tào Tháo đối xử rất tốt với ông, cho ngồi cùng xe, hay ăn uống và bàn luận cùng nhau. Trong một cuộc nói chuyện, Tào Tháo từng nói: "Ngày nay anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân (Lưu Bị) và Tháo này vậy. Lũ Bản Sơ (Viên Thiệu) chẳng đáng kể đến".

Câu nói của Tào Tháo mang ý dò xét, nhưng cũng cho thấy Tào Tháo đánh giá rất cao tài năng của Lưu Bị, cho rằng ông có tài năng hơn hẳn những tướng cát cứ khác.

Nhan vat khien Tao Thao phai hoi y kien 3 quan su la ai?-Hinh-4

Ngoài ra, các mưu sĩ nổi tiếng như Quách Gia, Trình Dục của Tào Tháo đánh giá Lưu Bị "có hùng tài mà rất được lòng người, không chịu ở dưới người, mưu tính của Lưu Bị chưa thể lường được vậy", Lỗ Túc người chỉ huy tối cao của quân đội Đông Ngô sau khi Chu Du qua đời thì đánh giá "Lưu Bị là kiêu hùng thiên hạ", Hoàng Quyền thì nói "Lưu Bị có kiêu danh". Đây đều là các quân sư giỏi mưu kế, và họ đều nhận ra Lưu Bị là nhân vật trí dũng song toàn.

Theo Quốc Tiệp/ Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)