Tranh cãi ai là 'cha đẻ' vi tích phân
Leibniz được sinh ra ở Leipzig vào năm 1646 trong một gia đình gia giáo bậc nhất Châu Âu. Cha ông, Friedrich Leibniz, là giáo sư Luật và Triết Học ở đại học Leipzig. Cha Leibniz mất khi ông mới chỉ 6 tuổi, trong suốt quá trình giáo dục của mình, ông may mắn được thừa kế kho thư tịch đồ sộ của cha.
Được tiếp nhận một nền giáo dục hiện đại, với các tư tưởng của Descartes và Galileo, đi kèm với tư tưởng truyền thống của triết học cổ đại vậy nên xuyên suốt sự nghiệp của ông là mong muốn kết hợp triết học kinh viện và phương pháp khoa học hiện đại.
Sau khi nhận bằng tú tài từ Leipzig, ông tiếp tục quá trình giáo dục tại Altdorf, nơi ông nhận bằng tiến sĩ về Luật năm 1667.
|
Tượng của Leibniz ở Leipzig |
Sự nghiệp của ông thay đổi, vào 1672, Leibniz được trao một cơ hội quan trọng: ông được giao một nhiệm vụ ngoại giao đến Paris, trung tâm của khoa học và giáo dục ở Châu Âu. Sau khoảng thời gian 4 năm ở Paris và London, ông đã gặp rất nhiều tri thức quan trọng của thời kì, như Antoine Arnauld và Nicholas Malebranche.
Trong đó, quan trọng nhất với ông vẫn là nhà toán học Christiaan Huygens, người đã dìu dắt và cho Leibniz biết những phát kiến khoa học mới nhất. Nhờ đó, Leibniz không những được chuyện trò với những bộ óc sáng giá nhất của thế kỷ XVII, còn được tiếp cận đến những bản thảo chưa được xuất bản của Descartes và Pascal – hai nhà bác học gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của ông.
Cuộc sống tri thức này kết thúc đột ngột khi người bảo trợ cho Leibniz mất. Ông phải buộc đến Hanover để làm thủ thư. Trên đường đến Hanover, ông dừng ở Amsterdam để gặp Spinoza vào năm 1676. Họ bàn luận về Đạo đức học, Vật lí học và Toán học. Mặc dù Leibniz sẽ đến Ý một lần nữa vào những năm 80 của thế kỉ XVI để nghiên cứu lịch sử, phần lớn cuộc sống còn lại của ông chỉ ở Đức.
Leibniz làm việc với nhiều chức vụ khác nhau cho triều đình, đầu tiên là cho Johann Friedrich cho đến khi ông qua đời vào năm 1680, sau đó là cho Ernst August (từ 1680 đến 1698) và cuối cùng là cho con trai của ông, Georg Ludwig, người vào năm 1714 sẽ trở thành vua của nước Anh.
Mặc dù Leibniz cảm thấy bị cô lập khỏi nền trí thức châu Âu bấy giờ, ông đã cố gắng duy trì kết nối thông qua một mạng lưới thư từ đồ sộ. Ông đã trao đổi thư từ với hơn 1.100 người khác nhau trong suốt cuộc đời. Ông làm việc đầu tiên với tư cách thủ thư, sau đó là nhà sử gia và ủy viên hội đồng cơ mật tại triều đình. Bất chấp những thách thức to lớn đặt ra cho Leibniz, ông vẫn có thể hoàn thành lượng công việc mà xét theo độ sâu rộng kiến thức và số lượng đáng kinh ngạc.
Những năm cuối đời của Leibniz diễn ra một cách ảm đạm. Ông tham gia vào một cuộc tranh luận gay gắt với Newton về quyền phát minh ra vi tích phân. Thậm chí, ông còn bị buộc tội ăn cắp ý tưởng.
Hầu hết các nhà sử học hiện nay đều khẳng định rằng Newton và Leibniz đã phát triển các ý tưởng về vi tích phân một cách độc lập. Newton phát kiến các ý tưởng đầu tiên và Leibniz là người đầu tiên công bố nghiên cứu. Leibniz mất ngày 14/11/1716.
Tư tưởng của Leibniz
Leibniz được hưởng nền giáo dục truyền thống của kinh viện và chủ nghĩa nhân văn Phục hưng; Nền tảng của ông là Aristotle, Plato và Công Giáo. Tuy nhiên, khi trở nên quen thuộc hơn với tư tưởng khoa học hiện đại của thế kỷ 17, ông đã nhận ra nhiều ưu điểm của nền khoa học này.
Nhưng ông vẫn e dè về một số khía cạnh của khoa học hiện đại. Những e ngại đó đưa ông trở lại với Plato, Aristotle và Công giáo. Do đó, có lẽ hữu ích nhất khi xem tư tưởng của Leibniz như một phản ứng trước hai nhóm đối thủ hiện đại: một bên là Descartes, một bên là Hobbes và Spinoza.
Phê phán của Leibniz về Descartes chủ yếu tập trung vào cách giải thích của Descartes về các vật thể vật lí. Theo Descartes, bản chất của các vật thể là chúng chiếm dụng không gian; một vật thể đơn giản là một vật thể có kích thước và hình dạng và đang chuyển động trong không gian. Thực vậy, quan điểm này là nền tảng của nền khoa học mà đã thu hút ông lúc ban đầu. Tuy nhiên, Leibniz đã nhận ra hai vấn đề đối với quan điểm này.
Đầu tiên, khi tuyên bố rằng bản chất của vật thể là chiếm dụng không gian, Descartes đang tán thành quan điểm cho rằng vật chất có thể bị phân chia vô hạn. Nhưng nếu vật chất có khả năng phân chia vô hạn, cơ thể vật lí sẽ không thể tồn tại như một vật thể riêng biệt và như vậy sẽ không thể tương tác với trí óc.
Thứ hai, nếu bản chất vật chất chỉ là chiếm dụng không gian, bản chất của các vật thể không có nguồn hoạt động. Các vật thể sẽ chỉ tương tác và va chạm dựa trên định luật vật lí và không thể tự nó hành động được.
Hobbes và Spinoza, bất chấp những khác biệt riêng trong tư tưởng của họ, đã có một số luận điểm phản đối và gây phiền hà mà Leibniz (và những người cùng thời với ông) coi là mối đe dọa to lớn: chủ nghĩa duy vật, vô thần và tất yếu luận.
Có lẽ mối bận tâm lớn nhất của Leibniz chính là tư tưởng tất yếu luận của Hobbesian và Spinoza. Vì vậy, ông đã tìm cách phát triển một lý thuyết cho phép tồn tại sự tự hành động và tính ngẫu nhiên để bảo vệ sự tự do của con người. Do vậy, đối với Leibniz, Chúa đã tự do chọn lựa cho chúng ta một thế giới tốt nhất từ vô số thế giới có thể có.
Leibniz đã có nhiều đóng góp đáng kể đến nhiều lĩnh vực khác nhau, đi từ Triết học đến Toán học và nhiều ngành khác. Việc kiên trì theo đuổi sự hài hòa, tinh thần tự do và cái tốt của ông vẫn luôn là kim chỉ nam định hình tư tưởng chúng ta hiện nay.
Các câu nói nổi tiếng của Leibniz
1. Ai chưa nếm trái đắng sẽ không nhận được quả ngọt
2. Mọi thứ tồn tại đều nhờ lý trí
3. Tình yêu là tìm thấy niềm vui trong hạnh phúc của người khác
4. Đức hạnh là thói quen hành động theo sự khôn ngoan
5. Hãy lấy những gì bạn cần thiết, làm những gì bạn nên làm, bạn sẽ có được những gì bạn muốn
6. Hãy khiến tôi làm chủ giáo dục và tôi sẽ thay đổi thế giới
7. Ai không hành động thì không tồn tại