Người huynh đệ duy nhất của Lữ Bố - Trương Dương có kết cục ra sao?

Google News

Tính trượng nghĩa của Trương Dương không thua kém gì Quan Vũ, ông đã không màng danh lợi khi hai lần thu nhận và cứu giúp khi Lữ Bố gặp hoạn nạn. Nhưng đáng tiếc ông chết sớm bởi chính thủ hạ của mình.

Trong số những dũng tướng thời Tam Quốc, Lữ Bố về võ nghệ tuy cao cường nhưng mưu trí chỉ có thể xếp sau rất nhiều người khác. Cuộc đời Lữ Bố trải qua bao lần đổi chủ, từ Viên Thuật cho đến Viên Thiệu, đã từng phải nương nhờ Lưu Bị, rồi lại quy phục Tào Tháo, còn bị Vương Doãn lợi dụng giết chết Đổng Trác.

Nguoi huynh de duy nhat cua Lu Bo - Truong Duong co ket cuc ra sao?

Trương Dương - huynh đệ thực sự của Lữ Bố

Trương Dương vốn dĩ là một tướng lĩnh không hề có tiếng dưới trướng của Đinh Nguyên, thế nhưng cuối thời Đông Hán thiên hạ loạn lạc, quần hùng tranh đấu, nhờ việc nắm bắt thời cơ mà Trương Dương trở thành thủ lĩnh của đội quân chống lại Đổng Trác. Khi đó, Lưu Bị vẫn chỉ là một nhân vật chưa có tiếng nói trong liên quân này.

Tuy nhiên, nội bộ liên quân cũng chia bè kết phái tranh đấu lẫn nhau. Ư Phù La của Hung Nô cũng nằm trong liên quân này, chứng kiến việc người Hán chia bè kéo cánh với nhau, hắn cũng muốn nhân dịp này đục nước béo cò, liền lôi kéo Viên Thiệu và Trương Dương đứng về phía mình. Trương Dương và Viên thiệu không thèm để tâm đến kẻ Hung nô như Ư Phù La, không muốn cùng hội cùng thuyền với hắn. Ư Phù La thấy vậy liền ngang ngược bắt giữ Trương Dương, đem binh lính của mình rời khỏi liên quân.

Trương Dương vốn dĩ nằm trong liên quân đánh lại Đổng Trác, nhưng nay lại bị Ư Phù La cưỡng chế, đầu hàng Đổng Trác. Trương Dương biết rõ Viên Thiệu là kẻ hẹp hòi, cho dù bản thân có trốn thoát khỏi bọn Hung Nô cũng không thể thanh minh được điều gì, e rằng còn bị Viên Thiệu báo thù, nên đành quy hàng Đổng Trác.

Nguoi huynh de duy nhat cua Lu Bo - Truong Duong co ket cuc ra sao?-Hinh-2

Trương Dương được coi là kẻ khôn ngoan, nương nhờ Đổng Trác nhưng lại có quan hệ tốt với Tào Tháo, tất nhiên việc này không nằm ngoài chỉ thị của Đổng Trác. Đổng Trác thực ra không phải hoàn toàn hữu dũng vô mưu, kẻ xảo quyệt này có con mắt tinh khôn, vô cùng giỏi công kích người khác, hắn biết Tào Tháo và Viên Thiệu chỉ là liên minh bề ngoài, nhưng thực ra lại đề phòng lẫn nhau, nên sai Trương Dương cầu cạnh Tào Tháo. Bởi nhìn rõ tình thế, hắn đã để Trương Dương cầu thân với Tào Tháo.

Sự khôn ngoan của Trương Dương trong tình huống này không đúng với bản chất một vị tướng lĩnh nhà Hán không có nhiều dã tâm như ông, mà đó là sự lựa chọn bắt buộc vào cảnh loạn lạc lúc ấy. Khi đó, tướng lĩnh mọi phương đều xưng bá, ai ai cũng muốn làm bá chủ thống trị các nước trư hầu. Trương Dương vốn dĩ cũng có cơ hội ấy, nhưng lại chọn từ bỏ. Sau khi Đổng Trác bị giết, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp cuối cùng cũng có chút hi vọng, quyết định trở về Lạc Dương dưới sự giúp đỡ của Giả Hủ và Đổng Thừa. Nhưng chưa về đến nơi, Lý Quyết và Quách Dĩ đã trở mặt tấn công Lưu Hiệp.

Hán Hiến Đế chỉ còn cách trốn chui lủi, những bề tôi đi theo ngay cả lương thực cũng không có. Trương Dương sau khi nghe tin lập tức đem người đến cứu giá, sau đó hộ tống Lưu Hiệp về tận Lạc Dương. Khi ấy, Trương Dương có nhiều binh lính trong tay, vẫn còn có thể dùng để hộ giá, hoàn toàn có thể ở lại kinh thành. Cho dù không có dã tâm thống lĩnh thiên hạ như Tào Tháo, nhưng cũng có thể dễ dàng tiến vào trung tâm quyền lực của một đế quốc.

Nguoi huynh de duy nhat cua Lu Bo - Truong Duong co ket cuc ra sao?-Hinh-3

Nhưng Trương Dương không có hứng thú với những việc này, bèn nói với quần thần: "Thiên Tử đương dữ thiên hạ cộng tri, triều đình tự hữu công khanh đạ thần, Dương đương xuất cán ngoại nạn, hà sự kinh sư?" (Hậu Hán thư), ý nói việc triều chính đã có bậc thiên tử và các công thần, kẻ bề dưới này chỉ hợp với chinh chiến bên ngoài. 

Như vậy có thể thấy Trương Dương ngoài lòng trung thành với nhà Hán ông còn là người rất có nghĩa khí.

Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi là những nhân vật tiêu biểu thời kì Tam Quốc cũng như cả trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, nghĩa khí của Trương Dương với Lữ Bố cũng không thề thua kém khi so sánh với Quan Vũ.

Nguoi huynh de duy nhat cua Lu Bo - Truong Duong co ket cuc ra sao?-Hinh-4

Nói đi cũng phải nói lại, Trương Dương còn là ân nhân cứu mạng của Lữ Bố. Khi còn làm thủ hạ của Đổng Trác, đáng lẽ Lữ Bố có thể có được một địa vị tốt, sau đó bị Vương Doãn lợi dụng để giết Đổng Trác, lại bị đuổi đến Trường An, trở thành kẻ lang thang phiêu bạt như "chó không chủ".

Khi Lý Quyết và Quách Dĩ treo thưởng truy nã Lữ Bố, thủ hạ của Trương Dương đã khuyên ông giết chết Lữ Bố, để cầu thân Lý Quyết và Quách Dĩ. Nhưng không biết do đâu, có lẽ do sự đồng cảm của người anh hùng, sau khi gặp Lữ Bố, Trương Dương liền cho rằng đây chính là huynh đệ của mình, quyết định bảo vệ con người này. Lý Quyết và Quách Dĩ phái người đến thị uy, Trương Dương tuy bên ngoài tỏ ra quy thuận nhưng vẫn luôn ngấm ngầm bảo vệ Lữ Bố.

Khi thấy Trương Dương đáp ứng Lý Quyết và Quách Dĩ, Lữ Bố nghĩ sự tình thực sự như vậy. Dù Lữ Bố cảm thấy Trương Dương thực lực còn chưa đủ mạnh, nhưng nếu cứ tiếp tục ở lại bản thân sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, liền nhanh chóng rời đi trong đêm đến nương nhờ Viên Thiệu. 

Huynh đệ nhà họ Viên luôn xem thường Lữ Bố, đặc biệt là Viên Thiệu, ôn ta không thèm để Lữ Bố vào mắt, lo lắng Lữ Bố sẽ nhận mình làm nghĩa phụ, Viên Thiệu luôn có ý đồ trừ khử Lữ Bố để dẹp hậu họa sau này.

Lữ Bố cũng trải qua chiến đấu nhiều phen, cũng là kẻ gan dạ, biết được mình gặp nguy hiểm nên đã trốn khỏi Viên Thiệu, rồi dự tính lại nương nhờ Trương Dương.

Lữ Bố trước kia không tin tưởng Trương Dương mà tìm đến Viên Thiệu, việc này thực sự làm khó cho Trương Dương. Lúc này nếu chấp nhận Lữ Bố sẽ đắc tội với Viên Thiệu, Viên Thuật và cả thế lực ở Trường An. Xét cả về tình về lý, việc cưu mang Lữ Bố là không đáng. Nhưng Trương Dương lại nhất quyết không bỏ Lữ Bố, quyết định quay lưng lại với những lời thị phi và chấp nhận Lữ Bố.

Lần cuối cùng Trương Dương cứu mạng Lữ Bố. Năm Kiến An 198, Tào Tháo hạ quyết tâm thảo phạt Lữ Bố, phái người vây bắt Lữ Bố ở Hạ Bì. Lúc đó Lữ Bố đã đường cùng mạt lộ, ai nấy đều coi thường, Lữ Bố chỉ còn nước chờ chết, các tướng lĩnh bấy giờ không một ai muốn ra tay giúp đỡ, duy chỉ có Trương Dương lại khác.

Trương Dương vốn có qua lại với Tào Tháo, nhưng nghe Tào Tháo đánh bại Lữ Bố, lập tức đoạn tuyệt quan hệ với Tào Tháo, đem quân đi cứu viện cho Lữ Bố. Xét thấy cục diện khó khăn, Trương Dương dẫn quân đến tấn công phía đông thành, muốn hợp sức cùng Lữ Bố chiến đấu.

Chỉ tiếc rằng, Dương Sửu thuộc hạ của Trương Dương lại muốn quy hàng Tào Tháo, đã ám sát Trương Dương, Lữ Bố cuối cùng cũng bại dưới một câu nói của Lưu Bị, lãnh địa của Trương Dương cũng bị Tào Tháo cướp đoạt.

Có thể nói Trương Dương một lòng muốn giúp đỡ khi đã hai lần thu nhận Lữ Bố, muốn giúp Lữ Bố nhưng lại xấu số không giữ được tính mạng, thật là số phận bạc bẽo. Tính trượng nghĩa Trương Dương không thua kém gì Quan Vũ nhưng đáng tiếc ông chết sớm, lại còn chết dưới tay thủ hạ của chính mình. Trương Dương cuối cùng chỉ còn được nhắc đến như một kẻ rất đỗi tầm thường dưới ngòi bút của Trần Thọ, thực sự khiến người ta vô cùng tiếc nuối.

Theo Nguyễn Lê/ Danviet

>> xem thêm

Bình luận(0)