Famadihana là kiểu mai táng kỳ lạ của người Malagasy ở Madagascar. 7 năm một lần, người Malagasy lại đào mộ, mang bộ xương của người đã khuất lên và cuốn vào một tấm vải mới. Sau đó, họ vác bộ xương đi vòng quanh làng, vừa đi vừa nhảy múa, ca hát và chơi nhạc. Đây là cách để người dân Malagasy tưởng nhớ đến những người đã khuất. Ảnh: Padri Letah/Youtube.Tại Tana Toraja, một vùng núi của tỉnh Nam Sulawesi (Indonesia), khi có một em nhỏ qua đời, người dân sẽ chôn trong một thân cây cổ thụ trong khu rừng gần làng. Thân cây được khoét rỗng, đặt vừa thi hài đứa trẻ, sau đó che bên ngoài bằng cánh cửa làm từ lá cọ. Trên mỗi thân cây lớn thường có nhiều huyệt mộ. Chỉ những em nhỏ chưa mọc răng mới được mai táng theo cách này. Ảnh: Malt Paish Flickr.Treo quan tài lên vách đá là nghi thức mai táng cổ thời phong kiến Trung Quốc. Người xưa tin rằng quan tài ở trên cao sẽ gần với bầu trời, đồng nghĩa với việc người chết có thể đến gần thiên đường hơn. Việc đặt quan tài cũng thể hiện mong muốn linh hồn của họ sau khi chết sẽ được tự do đi lang thang quanh những ngọn đồi núi. Đây là hình ảnh một nghĩa địa trên vách đá ở tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Yangtze River Logo.Thiên táng hay điểu táng ở Tây Tạng (Trung Quốc) là một trong những truyền thống tang lễ kỳ lạ nhất vẫn tồn tại đến ngày nay. Khi một người chết đi, xác sẽ được đưa lên đỉnh núi, để cho các loài thú hoang, đặc biệt là chim kền kền, đến rỉa xác. Ngay cả phần xương cũng được những người làm công việc ai táng đập dập nát để chim dễ mang đi. Ảnh: Sandiegozoo.Sati là phong tục chôn cất cổ xưa ở Ấn Độ, chỉ dành cho những phụ nữ góa chồng. Khi chồng chết và được đem hỏa táng, người vợ buộc phải chết theo chồng bằng cách nhảy vào giàn thiêu. Hành động này được coi như biểu hiện sự chung thủy và tình cảm của người vợ đối với người đã chết. Ảnh: Wordpress.Ăn thịt đồng loại đã chết là một trong những truyền thống tang lễ kỳ lạ nhất được ghi nhận trên thế giới, xuất hiện ở bộ tộc người Melanesia ở Papua New Guinea, người Wari ở Braxin và các bộ lạc sống trong rừng. Tập tục này hiện nay không còn tồn tại. Ảnh: Cdn.Vào tháng 8 hàng năm, người dân Toraja ở Indonesia đào thi hài người quá cố lên, thay quần áo mới, tắm rửa và sửa lại quan tài cho họ. Sau đó, họ giữ xác chết đứng thẳng và cho đi bộ về nhà. Tiếp đến họ đặt xác vào quan tài rồi mang đến nơi chôn cất như cũ. Nghi lễ này có tên là Manene. Trong ảnh là nhà ở của người Toraja. Ảnh: Wp.Tại Trunyan, một ngôi làng cổ nằm trên đảo Bali, Indonesia, người chết không được chôn hoặc thiêu mà được để trong một chiếc lều nhỏ làm bằng tre, đặt dưới gốc cây to. Sau một thời gian được phân hủy tự nhiên, xác chết chỉ còn bộ xương, khi đó, người dân sẽ đến mang hài cốt đến xếp chồng lên nhau ở một ngôi đền bằng đá trong rừng rậm. Ảnh: Yusuf Ijssedijk.
Famadihana là kiểu mai táng kỳ lạ của người Malagasy ở Madagascar. 7 năm một lần, người Malagasy lại đào mộ, mang bộ xương của người đã khuất lên và cuốn vào một tấm vải mới. Sau đó, họ vác bộ xương đi vòng quanh làng, vừa đi vừa nhảy múa, ca hát và chơi nhạc. Đây là cách để người dân Malagasy tưởng nhớ đến những người đã khuất. Ảnh: Padri Letah/Youtube.
Tại Tana Toraja, một vùng núi của tỉnh Nam Sulawesi (Indonesia), khi có một em nhỏ qua đời, người dân sẽ chôn trong một thân cây cổ thụ trong khu rừng gần làng. Thân cây được khoét rỗng, đặt vừa thi hài đứa trẻ, sau đó che bên ngoài bằng cánh cửa làm từ lá cọ. Trên mỗi thân cây lớn thường có nhiều huyệt mộ. Chỉ những em nhỏ chưa mọc răng mới được mai táng theo cách này. Ảnh: Malt Paish Flickr.
Treo quan tài lên vách đá là nghi thức mai táng cổ thời phong kiến Trung Quốc. Người xưa tin rằng quan tài ở trên cao sẽ gần với bầu trời, đồng nghĩa với việc người chết có thể đến gần thiên đường hơn. Việc đặt quan tài cũng thể hiện mong muốn linh hồn của họ sau khi chết sẽ được tự do đi lang thang quanh những ngọn đồi núi. Đây là hình ảnh một nghĩa địa trên vách đá ở tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Yangtze River Logo.
Thiên táng hay điểu táng ở Tây Tạng (Trung Quốc) là một trong những truyền thống tang lễ kỳ lạ nhất vẫn tồn tại đến ngày nay. Khi một người chết đi, xác sẽ được đưa lên đỉnh núi, để cho các loài thú hoang, đặc biệt là chim kền kền, đến rỉa xác. Ngay cả phần xương cũng được những người làm công việc ai táng đập dập nát để chim dễ mang đi. Ảnh: Sandiegozoo.
Sati là phong tục chôn cất cổ xưa ở Ấn Độ, chỉ dành cho những phụ nữ góa chồng. Khi chồng chết và được đem hỏa táng, người vợ buộc phải chết theo chồng bằng cách nhảy vào giàn thiêu. Hành động này được coi như biểu hiện sự chung thủy và tình cảm của người vợ đối với người đã chết. Ảnh: Wordpress.
Ăn thịt đồng loại đã chết là một trong những truyền thống tang lễ kỳ lạ nhất được ghi nhận trên thế giới, xuất hiện ở bộ tộc người Melanesia ở Papua New Guinea, người Wari ở Braxin và các bộ lạc sống trong rừng. Tập tục này hiện nay không còn tồn tại. Ảnh: Cdn.
Vào tháng 8 hàng năm, người dân Toraja ở Indonesia đào thi hài người quá cố lên, thay quần áo mới, tắm rửa và sửa lại quan tài cho họ. Sau đó, họ giữ xác chết đứng thẳng và cho đi bộ về nhà. Tiếp đến họ đặt xác vào quan tài rồi mang đến nơi chôn cất như cũ. Nghi lễ này có tên là Manene. Trong ảnh là nhà ở của người Toraja. Ảnh: Wp.
Tại Trunyan, một ngôi làng cổ nằm trên đảo Bali, Indonesia, người chết không được chôn hoặc thiêu mà được để trong một chiếc lều nhỏ làm bằng tre, đặt dưới gốc cây to. Sau một thời gian được phân hủy tự nhiên, xác chết chỉ còn bộ xương, khi đó, người dân sẽ đến mang hài cốt đến xếp chồng lên nhau ở một ngôi đền bằng đá trong rừng rậm. Ảnh: Yusuf Ijssedijk.