Văn hóa Đồng Nai là tên gọi của một nền văn hóa thời tiền sử phân bố trên địa bản các tỉnh miền Đông Nam Bộ ngày nay. Một nét đặc trưng của nền văn hóa này là hình thức mai táng bằng mộ vò.Vò mai táng của cư dân văn hóa Đồng Nai được làm bằng đất sét khai thác tại địa phương, có kích thước lớn, đủ để chứa thi hài một người chết.Kiểu dáng của các mộ vò không đồng nhất. Có vò hình cầu, trông giống như một chiếc gáo dừa khổng lồ.Các vò khác có thân hình trụ tròn, đáy hình cầu, với chiều cao khác nhau.Bên trong một mộ vò.Cụm di tích mộ vò có quy mô lớn nhất được phát hiện ở Đồng Nai gồm 108 mộ, đều được chôn ở tư thế thẳng đứng.Các vò được bố trí thành nhóm hay dãy dài, phần đầu nổi lên nằm cách mặt đất khoảng 20-30cm.Một số vò lớn được người xưa kê những tảng đá lớn xung quanh đáy và có những nồi gốm nhỏ úp ngược làm nắp đậy.Trong mộ vò, di cốt người được phát hiện khá đầy đủ. Người chết được chôn theo tư thế ngồi bó gối hoặc hỏa táng rồi đưa di cốt vào vò.Nhiều đồ tùy táng được chôn bên trong hoặc ngoài mộ gồm đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức... trong đó phổ biến là đồ gốm. Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa Đồng Nai có niên đại cách ngày nay 2.000 đến 2.500 năm. Khi đó, vùng đồng bằng Nam Bộ là một trong ba trung tâm văn hóa thời đại kim khí ở Việt Nam.Với sự phát triển của công cụ sản xuất, đồ gốm Nam Bộ thời kỳ này rất phong phú về chủng loại và kiểu dáng. Trong đó những chiếc mộ vò là hiện vật đặc biệt, phản ánh nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của cư dân văn hóa Đồng Nai.
Văn hóa Đồng Nai là tên gọi của một nền văn hóa thời tiền sử phân bố trên địa bản các tỉnh miền Đông Nam Bộ ngày nay. Một nét đặc trưng của nền văn hóa này là hình thức mai táng bằng mộ vò.
Vò mai táng của cư dân văn hóa Đồng Nai được làm bằng đất sét khai thác tại địa phương, có kích thước lớn, đủ để chứa thi hài một người chết.
Kiểu dáng của các mộ vò không đồng nhất. Có vò hình cầu, trông giống như một chiếc gáo dừa khổng lồ.
Các vò khác có thân hình trụ tròn, đáy hình cầu, với chiều cao khác nhau.
Bên trong một mộ vò.
Cụm di tích mộ vò có quy mô lớn nhất được phát hiện ở Đồng Nai gồm 108 mộ, đều được chôn ở tư thế thẳng đứng.
Các vò được bố trí thành nhóm hay dãy dài, phần đầu nổi lên nằm cách mặt đất khoảng 20-30cm.
Một số vò lớn được người xưa kê những tảng đá lớn xung quanh đáy và có những nồi gốm nhỏ úp ngược làm nắp đậy.
Trong mộ vò, di cốt người được phát hiện khá đầy đủ. Người chết được chôn theo tư thế ngồi bó gối hoặc hỏa táng rồi đưa di cốt vào vò.
Nhiều đồ tùy táng được chôn bên trong hoặc ngoài mộ gồm đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức... trong đó phổ biến là đồ gốm.
Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa Đồng Nai có niên đại cách ngày nay 2.000 đến 2.500 năm. Khi đó, vùng đồng bằng Nam Bộ là một trong ba trung tâm văn hóa thời đại kim khí ở Việt Nam.
Với sự phát triển của công cụ sản xuất, đồ gốm Nam Bộ thời kỳ này rất phong phú về chủng loại và kiểu dáng. Trong đó những chiếc mộ vò là hiện vật đặc biệt, phản ánh nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của cư dân văn hóa Đồng Nai.