1. Nằm ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thành cổ Châu Sa là một tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa xưa còn lưu lại dấu tích khá nguyên vẹn. Tòa thành này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9, 10, là trung tâm kinh tế ở phía Nam vương quốc Chăm Pa.Những dấu tích còn lại cho thấy thành có hình chữ nhật, gần vuông, chạy theo hướng Bắc - Nam, với chiều dài 580m, rộng 540m. Thành có bốn cửa, mở giữa bốn phía tường thành. Có thể đây chỉ là thành nội vì theo khảo sát năm 1988 thì thành còn có hai gọng kìm và vòng thành ngoài rất rộng.Thành đắp bằng đất, hiện tại đo được thành cao 4-6m, chận thành rộng 20-25m, mặt thành rộng 5-8m. Bốn góc thành có bốn ụ đất lớn, có thể là dấu tích của bốn tháp canh. Quanh thành có hào nước rộng 20-25m, xưa kia được nối với sông Trà để phục vụ cho giao thông và chiến đấu.Các cuộc khai quật ở gọng thành phía Đông đã làm phát lộ một cơ sở sản xuất gốm lớn. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của một trung tâm hành lễ ở Gò Phố cách thành 500 mét và một kho lương thực khá lớn bên trong thành.Mặc dù vào năm 1994, tòa thành Chăm cổ này đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, nhưng cho đến những năm gần đây, các chuyên gia vẫn phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng xâm phạm công trình cổ quý giá này.2. Nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Đồ Bàn (thành Vijaya) từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa trong 5 năm thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471.Trải qua biến thiên lịch sử, thành bị bỏ hoang từ thế kỷ 15, cuối thế kỷ 18 được xây mới để làm kinh đô của nhà Tây Sơn. Đến năm 1816, thành bị vua Gia Long cho phá bỏ. Hiện nay dấu tích của thành Vijaya xưa không còn nhiều. Đó là một số đoạn tường lũy bằng đá ong, ngoài là hào cạn...Bên trong thành còn lưu giữ một số tác phẩm điêu khắc của người Chăm, trong đó có một đôi sư tử bằng đá chạm trổ theo phong cách nghệ thuật Bình Định vào thế kỷ 12-14.Hai bên lối vào thành cổ có cặp voi đá được đặt đối xứng, gồm một voi lớn và một voi nhỏ. Trong đó, voi lớn cao tới 2m, được coi là tượng voi lớn nhất từng được biết tới của điêu khắc Chăm.Công trình đáng chú ý nhất trong khu vực thành Vijaya là tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét. Kiến trúc tháp Cánh Tiên được coi là tiêu biểu cho phong cách Bình Định có niên đại nửa sau thế kỷ 11 sang đầu thế kỷ 12, thuộc triều vua Harivarman IV (1074-1081) và Harivarman V (1113-1139).3. Nằm ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Cha có niên đại vào khoảng trước thế kỷ 10, từng là trung tâm chính trị của Vijaya, một trong bốn tiểu quốc của vương quốc Chăm Pa xưa, gần như đóng vai trò kinh đô trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 10 đầu 11. Hiện nay, những gì còn lại của thành Cha là những đoạn tường thành không còn nguyên vẹn, bị bao phủ bởi cây cối. Thành có cấu trúc rất độc đáo, gồm hai tòa thành hình chữ nhật, một lớn ở phía Đông, một nhỏ ở phía Tât liên kết với nhau. Hai thành này có chung tường ở nơi tiếp giáp.Vì sao hai tòa thành được liên kết với nhau, chức năng của từng tòa thành như thế nào vẫn là điều chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ở vị trí chính giữa thành phía Đông có một gò đất lớn, trên gò có nhiều gạch nung, là dấu tích còn lại của một công trình kiến trúc đã bị sập đổ.Từ đầu những năm 2000, các cuộc khai quật đã được tiến hành bên trong thành Cha. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều ngói vỡ, mảnh phù điêu trang trí bằng đất nung thể hiện tu sĩ Bà-la-môn, hình phụ nữ...Kết quả của các cuộc khai quật cho thấy địa tầng khu di tích có hai lớp văn hóa: Sa Huỳnh muộn ở dưới và Chăm Pa ở trên. Lớp văn hóa Chăm lại chia thành hai giai đoạn khác nhau. Có thể khẳng định, trước khi thành Cha được xây, khu vực này đã là điểm định cư lâu đời của người Chăm.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nằm ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thành cổ Châu Sa là một tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa xưa còn lưu lại dấu tích khá nguyên vẹn. Tòa thành này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9, 10, là trung tâm kinh tế ở phía Nam vương quốc Chăm Pa.
Những dấu tích còn lại cho thấy thành có hình chữ nhật, gần vuông, chạy theo hướng Bắc - Nam, với chiều dài 580m, rộng 540m. Thành có bốn cửa, mở giữa bốn phía tường thành. Có thể đây chỉ là thành nội vì theo khảo sát năm 1988 thì thành còn có hai gọng kìm và vòng thành ngoài rất rộng.
Thành đắp bằng đất, hiện tại đo được thành cao 4-6m, chận thành rộng 20-25m, mặt thành rộng 5-8m. Bốn góc thành có bốn ụ đất lớn, có thể là dấu tích của bốn tháp canh. Quanh thành có hào nước rộng 20-25m, xưa kia được nối với sông Trà để phục vụ cho giao thông và chiến đấu.
Các cuộc khai quật ở gọng thành phía Đông đã làm phát lộ một cơ sở sản xuất gốm lớn. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của một trung tâm hành lễ ở Gò Phố cách thành 500 mét và một kho lương thực khá lớn bên trong thành.
Mặc dù vào năm 1994, tòa thành Chăm cổ này đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, nhưng cho đến những năm gần đây, các chuyên gia vẫn phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng xâm phạm công trình cổ quý giá này.
2. Nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Đồ Bàn (thành Vijaya) từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa trong 5 năm thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471.
Trải qua biến thiên lịch sử, thành bị bỏ hoang từ thế kỷ 15, cuối thế kỷ 18 được xây mới để làm kinh đô của nhà Tây Sơn. Đến năm 1816, thành bị vua Gia Long cho phá bỏ. Hiện nay dấu tích của thành Vijaya xưa không còn nhiều. Đó là một số đoạn tường lũy bằng đá ong, ngoài là hào cạn...
Bên trong thành còn lưu giữ một số tác phẩm điêu khắc của người Chăm, trong đó có một đôi sư tử bằng đá chạm trổ theo phong cách nghệ thuật Bình Định vào thế kỷ 12-14.
Hai bên lối vào thành cổ có cặp voi đá được đặt đối xứng, gồm một voi lớn và một voi nhỏ. Trong đó, voi lớn cao tới 2m, được coi là tượng voi lớn nhất từng được biết tới của điêu khắc Chăm.
Công trình đáng chú ý nhất trong khu vực thành Vijaya là tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét. Kiến trúc tháp Cánh Tiên được coi là tiêu biểu cho phong cách Bình Định có niên đại nửa sau thế kỷ 11 sang đầu thế kỷ 12, thuộc triều vua Harivarman IV (1074-1081) và Harivarman V (1113-1139).
3. Nằm ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Cha có niên đại vào khoảng trước thế kỷ 10, từng là trung tâm chính trị của Vijaya, một trong bốn tiểu quốc của vương quốc Chăm Pa xưa, gần như đóng vai trò kinh đô trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 10 đầu 11. Hiện nay, những gì còn lại của thành Cha là những đoạn tường thành không còn nguyên vẹn, bị bao phủ bởi cây cối. Thành có cấu trúc rất độc đáo, gồm hai tòa thành hình chữ nhật, một lớn ở phía Đông, một nhỏ ở phía Tât liên kết với nhau. Hai thành này có chung tường ở nơi tiếp giáp.
Vì sao hai tòa thành được liên kết với nhau, chức năng của từng tòa thành như thế nào vẫn là điều chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ở vị trí chính giữa thành phía Đông có một gò đất lớn, trên gò có nhiều gạch nung, là dấu tích còn lại của một công trình kiến trúc đã bị sập đổ.
Từ đầu những năm 2000, các cuộc khai quật đã được tiến hành bên trong thành Cha. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều ngói vỡ, mảnh phù điêu trang trí bằng đất nung thể hiện tu sĩ Bà-la-môn, hình phụ nữ...
Kết quả của các cuộc khai quật cho thấy địa tầng khu di tích có hai lớp văn hóa: Sa Huỳnh muộn ở dưới và Chăm Pa ở trên. Lớp văn hóa Chăm lại chia thành hai giai đoạn khác nhau. Có thể khẳng định, trước khi thành Cha được xây, khu vực này đã là điểm định cư lâu đời của người Chăm.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.