Dấu tích một đoạn tường thành đất của thành Cổ Loa xưa. Tương truyền, thành cổ này có 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên các vết tích, giới khoa học xác định thành có 3 vòng: Vòng ngoài chu vi 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km. Trong đó, vòng thành nội có thể đã được làm về sau, thời Ngô Quyền.Khi xây thành, người Việt cổ đã biết tận dụng một cách khéo léo các địa hình tự nhiên để xây hai vòng thành phía ngoài. Đó là việc sử dụng chiều cao của các đồi, gò sẵn có, đắp thêm đất cho cao hơn. Ảnh: Cây cối bao phủ một đoạn tường thành.Vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không thẳng như bức tường thành trung tâm.Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ.Theo ước đoán, lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Ảnh: Một đoạn tường thành được xây tường bao bằng gạch để chống sạt lở.Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ, trong đó đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc, đặc biệt là các đoạn thành ven sông, đầm. Xen giữa đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lởMỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, rộng từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Hệ thống hào thành Cổ Loa lắt léo như một mê cung, rất thuận tiện cho việc phòng thủ.Trong thành Cổ Loa còn có những gò đất dài hoặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành ngoại, một số đã được dân địa phương gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn... từ xa xưa.Các lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu. Đây cũng là một điểm đặc biệt trong cấu trúc của thành Cổ Loa. Ảnh: Quang cảnh nhìn từ một gò đất trong thành.Giới nghiên cứu đánh giá, thành Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc với sự kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Công trình thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Ảnh: Mặt trên một đoạn tường thành ngày nay là đường giao thông.Trong quá trình khảo sát tòa thành huyền thoại này, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều cổ vật quý giá, tiêu biểu là hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh, khuôn đúc mũi tên, rìu lưỡi xéo bằng đồng, và trống đồng.Tiếc rằng, những dấu tích của thành Cổ Loa ngày nay không còn lại nhiều. Bên cạnh tác động của thiên nhiên, sự phát triển dân số đã khiến nhiều đoạn tường thành cũ bị xâm lấn, các hào nước bị lấp... khiến giới nghiên cứu đã nhiều lần phải đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ "biến mất" của di tích lịch sử đặc biệt này.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Dấu tích một đoạn tường thành đất của thành Cổ Loa xưa. Tương truyền, thành cổ này có 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên các vết tích, giới khoa học xác định thành có 3 vòng: Vòng ngoài chu vi 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km. Trong đó, vòng thành nội có thể đã được làm về sau, thời Ngô Quyền.
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết tận dụng một cách khéo léo các địa hình tự nhiên để xây hai vòng thành phía ngoài. Đó là việc sử dụng chiều cao của các đồi, gò sẵn có, đắp thêm đất cho cao hơn. Ảnh: Cây cối bao phủ một đoạn tường thành.
Vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không thẳng như bức tường thành trung tâm.
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ.
Theo ước đoán, lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Ảnh: Một đoạn tường thành được xây tường bao bằng gạch để chống sạt lở.
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ, trong đó đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc, đặc biệt là các đoạn thành ven sông, đầm. Xen giữa đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, rộng từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Hệ thống hào thành Cổ Loa lắt léo như một mê cung, rất thuận tiện cho việc phòng thủ.
Trong thành Cổ Loa còn có những gò đất dài hoặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành ngoại, một số đã được dân địa phương gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn... từ xa xưa.
Các lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu. Đây cũng là một điểm đặc biệt trong cấu trúc của thành Cổ Loa. Ảnh: Quang cảnh nhìn từ một gò đất trong thành.
Giới nghiên cứu đánh giá, thành Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc với sự kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Công trình thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Ảnh: Mặt trên một đoạn tường thành ngày nay là đường giao thông.
Trong quá trình khảo sát tòa thành huyền thoại này, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều cổ vật quý giá, tiêu biểu là hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh, khuôn đúc mũi tên, rìu lưỡi xéo bằng đồng, và trống đồng.
Tiếc rằng, những dấu tích của thành Cổ Loa ngày nay không còn lại nhiều. Bên cạnh tác động của thiên nhiên, sự phát triển dân số đã khiến nhiều đoạn tường thành cũ bị xâm lấn, các hào nước bị lấp... khiến giới nghiên cứu đã nhiều lần phải đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ "biến mất" của di tích lịch sử đặc biệt này.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.