Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng của vua chúa ngày xưa không phải được làm từ vàng hoàn toàn, mà bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Sơn son được chế ra từ nhựa cây sơn ở nước ta. Thếp vàng là trang trí dán lớp vàng lá, vàng quỳ dát mỏng lên mặt các vật dụng bằng gỗ, đá, đồng... để tạo màu vàng tự nhiên, có ánh kim bắt mắt và sang trọng. Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có tay nghề cao.Hiện nay, duy nhất ngai vàng của triều Nguyễn còn tồn tại. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, chiếc ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. Phía trên ngai có bửu tán thếp vàng lộng lẫy. Tất cả đều được làm bằng gỗ với các hình ảnh trang trí rồng mang ý nghĩa cầu phúc, thọ, may mắn.Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng triều Nguyễn được chế tác dưới thời vua Gia Long (1802-1819), sau đó được sử dụng xuyên suốt trong thời Nguyễn với tổng cộng 13 đời vua, kéo dài trong 143 năm.Trong suốt 143 năm của triều Nguyễn, một lần ngai vàng được trùng tu dưới thời vua Khải Định (1916-1925). Khi làm vua, ông cho làm lại bửu tán phía trên ngai, chuyển từ chất liệu gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc tinh xảo.Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, hiện nay, ngai vàng được gìn giữ trong điện Thái Hòa, thuộc khu vực Đại nội của kinh thành Huế. Tháng 1/2016, ngai vàng được xếp hạng bảo vật quốc gia.Dục Đức là vua có thời gian ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn ít nhất: 3 ngày. Tự Đức (1829-1883) ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn lâu nhất, 36 năm (1847-1883).Vua cuối cùng ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn là Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Bảo Đại thoái vị, triều Nguyễn cáo chung, sứ mệnh của chiếc ngai vàng cũng khép lại. Điều đặc biệt là trong 143 năm tồn tại của nhà Nguyễn, chiếc ngai vàng tại điện Thái Hòa chưa bao giờ bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Đến nay, ngai vàng triều Nguyễn là hiện vật độc bản có giá trị lịch sử, văn hóa và mỹ thuật.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng của vua chúa ngày xưa không phải được làm từ vàng hoàn toàn, mà bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Sơn son được chế ra từ nhựa cây sơn ở nước ta. Thếp vàng là trang trí dán lớp vàng lá, vàng quỳ dát mỏng lên mặt các vật dụng bằng gỗ, đá, đồng... để tạo màu vàng tự nhiên, có ánh kim bắt mắt và sang trọng. Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có tay nghề cao.
Hiện nay, duy nhất ngai vàng của triều Nguyễn còn tồn tại. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, chiếc ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. Phía trên ngai có bửu tán thếp vàng lộng lẫy. Tất cả đều được làm bằng gỗ với các hình ảnh trang trí rồng mang ý nghĩa cầu phúc, thọ, may mắn.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng triều Nguyễn được chế tác dưới thời vua Gia Long (1802-1819), sau đó được sử dụng xuyên suốt trong thời Nguyễn với tổng cộng 13 đời vua, kéo dài trong 143 năm.
Trong suốt 143 năm của triều Nguyễn, một lần ngai vàng được trùng tu dưới thời vua Khải Định (1916-1925). Khi làm vua, ông cho làm lại bửu tán phía trên ngai, chuyển từ chất liệu gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc tinh xảo.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, hiện nay, ngai vàng được gìn giữ trong điện Thái Hòa, thuộc khu vực Đại nội của kinh thành Huế. Tháng 1/2016, ngai vàng được xếp hạng bảo vật quốc gia.
Dục Đức là vua có thời gian ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn ít nhất: 3 ngày. Tự Đức (1829-1883) ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn lâu nhất, 36 năm (1847-1883).
Vua cuối cùng ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn là Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Bảo Đại thoái vị, triều Nguyễn cáo chung, sứ mệnh của chiếc ngai vàng cũng khép lại. Điều đặc biệt là trong 143 năm tồn tại của nhà Nguyễn, chiếc ngai vàng tại điện Thái Hòa chưa bao giờ bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Đến nay, ngai vàng triều Nguyễn là hiện vật độc bản có giá trị lịch sử, văn hóa và mỹ thuật.