Lữ Bố - Mỹ nam số 1 Tam Quốc, Lưu Bị đố kỵ, khuyên Tào Tháo giết đi
Lữ Bố, tên chữ là Phụng Tiên, người Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên thời Tam quốc, làm quan đến chức Ôn hầu, thân thể cao lớn (ước trên một mét chín), tướng mạo anh tuấn, võ nghệ cao cường. Không những quần áo hoa lệ, Lữ Bố còn rất thích khoe mã. Mỗi khi đi ra ngoài là chàng "phong thái hiên ngang, uy phong lẫm liệt, tay cầm chiếc họa kích Phương Thiên, mắt long lên mà nhìn", quả thực là rất nam tính.
Lữ Bố thường cầm một chiếc hoạ kích trong tay, ngồi trên con ngựa quý Xích Thố, đi khắp nơi để tán gái, người đương thời thường nói "trong nhân gian có Lữ Bố, trong loài ngựa có Xích Thố".
Gái đẹp phần nhiều tự yêu mình, trai đẹp cũng không ngoại lệ. Khi làm thuộc hạ của Đinh Nguyên, Lữ Bố cũng "kết tóc đỉnh đầu đội mũ vàng, khoác áo chiến bào Bách Hoa, mình mang áo giáp Đường Nê, buộc thắt lưng sư tử báu", trông rất có dáng.
Sau khi về với Đổng Trác, Lữ Bố cũng đua đòi xa xỉ: "Đầu đội mũ vàng tía, tóc kết làm ba, mình khoác áo bào Bách Hoa bằng gấm đỏ của Tứ Xuyên, mang áo giáp có hình mặt thú nuốt đầu liên hoàn, buộc thắt lưng sử tử Giáp Linh Lung", trông như một vị vua trên thiên đình, khiến ngay cả đại mỹ nhân Điêu Thiền (thường gọi là Điêu Thuyền) cũng phải động lòng.
Lữ Bố không chỉ thạo về việc dùng hoạ kích, chàng còn rất thiện việc bắn tên, đây cũng chính là ngón nghề mà chàng rất tự hào. Võ nghệ chàng cao siêu, ba người Quan Vũ, Trương Phi, Lưu Bị liên thủ lại thì mới có thể miễn cưỡng thắng được chàng. Luận về võ nghệ cá nhân, vào thời Tam quốc thì chàng quả là vô địch thiên hạ.
Nhưng đây lại là người thường hay phản phúc, vô nhân nghĩa, tráo trở đa đoan. Đầu tiên, Lữ Bố bái Đinh Nguyên làm nghĩa phụ, nhưng một kẻ bị chàng "trừng mắt mà nhìn" như Đổng Trác chỉ cần dùng con ngựa Xích Thố và ngọc đới Kim Châu để ra lệnh chàng giết Đinh Nguyên và theo về Đổng Trác thì chàng lại tuân lời.
Điều này cũng không thể trách cứ Lữ Bố, vì chàng vốn xuất thân từ gia đình nghèo khổ, ngoài võ công vô địch thiên hạ ra thì chàng chẳng có một thứ gì. Chàng chẳng khác gì một tuyệt thế giai nhân xuất thân từ tầng lớp bình dân vậy, khi đối mặt với một kẻ dùng tiền tài và của cải để khuyến dụ chàng, thì trên thế gian này có mấy ai lại không vứt bỏ tình xưa?
Sau khi Lữ Bố trở thành thuộc hạ của Đổng Trác, do tư thông với Điêu Thuyền, sợ việc xấu bị phơi bày nên đã cùng với Tư Đồ Vương Doãn cùng nhau mưu sát Đổng Trác. Khi Thào Tháo chinh phạt Từ Châu, Lữ Bố nhân cơ hội đã tiến hành đánh úp căn cứ địa của ông ta, sau lại nhiều lần đối đầu với Tào Tháo Năm 199, tên thủ hạ là Hầu Thành làm phản nên Lữ Bố đành phải đầu hàng Tào Tháo.
Ở lầu Bạch Môn, Lữ Bố bị bắt giữ. Lưu Bị nói với Tào Tháo rằng: "Ông không thấy câu chuyện của Đinh Nguyên, Đổng Trác đấy sao?".
Kỳ thật, Lưu Bị biết rằng mình đố kỵ với Đinh Nguyên, Đổng Trác, bởi vì bản thân Lưu Bị cũng muốn có được Lữ Bố. Lữ Bố quả thực rất đẹp, vẻ đẹp hoàn hảo ấy khiến người ta yêu mến thắm thiết, mà yêu mến tất sẽ khiến người ta mù quáng. Ông ta biết rằng bất kỳ ai có được Lữ Bố cũng đều sẽ dành trọn tình cảm của mình cho Lữ Bố, một anh hùng như Tào Tháo cũng không ngoại lệ (có thể thấy được điểm này khi ông ta đối đãi với Quan Vũ sau này).
Nếu như thế, Tào Tháo có thể sẽ tiếp gót theo Đinh Nguyên, Đổng Trác về nơi chín suối, bản thân của Lưu Bị sẽ hạ được một đối thủ cạnh tranh lớn nhất ở đất Trung Nguyên, và Lữ Bố cũng sẽ không chết. Nhưng Lưu Bị cũng không thể đành lòng để Tào Tháo giành lấy Lữ Bố. Cái mà Lưu Bị không có được thì người khác cũng đừng mong có được. Đây chính là logic của Lưu Bị, vì thế mà ông ta càng muốn Lữ Bố phải chết.
Riêng về Thào Tháo, tuy rằng rất muốn có được Lữ Bố, nhưng bản thân ông ta cũng không muốn trở thành Đinh Nguyên, Đổng Trác thứ hai, lại đành phải giết Lữ Bố. Xem ra, "hồng nhan bạc mệnh" không những được dùng để chỉ số phận của các mỹ nữ, mà nó còn sử dụng rất thích hợp cho đệ nhất mỹ nam thời Tam quốc này.