Bố thí
Đứng đầu trong tu lục độ chính là bố thí. Bố thí này không để cho mình mà để cho người, bố thí có tâm, không cần đòi hỏi sự đền đáp. Bố thí không cần hóa duyên, không cần khuyến giáo.
Bố thí có thể loại bỏ lòng tham, bởi vì tham nên mới giữ, nếu mở lòng sẽ không còn tham lam luyến tiếc mà cho người. Bố thí cho người nhưng phúc báo lại cho mình.
Trì giới
Trì giới tức tuân thủ quy củ, không làm việc ác, tích cực hành thiện. Điều này cũng tương tự như bố thí, bố thí là tận lực trợ giúp người, cũng chính là hành thiện tích đức. Nếu nói cướp của người giàu chia cho người nghèo, đánh giết kẻ có tiền để chia cho kẻ khó là điều không thể. Một việc ác không thể là tiền đề cho một việc thiện được.
Nhẫn nhịn
Nóng giận là nguồn cơn của sân hận. Học là một điều thôi, có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành, hu hòa, kiềm chế bạo tính, tu được chữ nhẫn. Học theo Phật Di Lặc công phu này không có nghĩa là lúc nào cũng treo trên miệng nụ cười, giả dối không thật lòng, bụng đầy oán giận mà thể hiện bên ngoài lại khác, đó không phải nhẫn.
Tinh tiến
Con người sống trên đời sợ lười biếng, bởi vì lười sẽ sinh ra tính ỷ lại vô năng. Người tu hành Phật pháp lúc nào có tinh thần tinh tiến, đọc kinh niệm Phật. Đối với mình lúc nào phải cung kính, chân thật như đối với Phật.
Thiền định
Phật giáo vô cùng coi trọng phương pháp thiền định. Bởi tinh thần tán loạn, lãng phí nhiều tâm tư thì tập thiền sẽ loại bỏ được tạp loạn, trầm tĩnh để sinh trí tuệ. Thiền định còn thải trừ buồn phiền, tĩnh tâm tĩnh thân, đưa con người vào cõi hư vô để tự phán tỉnh chính mình.
Trí tuệ
Thiện mà không trí thì thiện vô năng, tinh tiến mà không trí thì tinh tiến vô dụng. Có nhiều kẻ phạm tội là bởi kẻ đó quá ngu si nên mới hành đồng lầm đường lạc lối. Thế nên Phật lúc nào khuyên dạy con người nên bồi dưỡng trí tuệ, có như vậy mới thành công.