Với tham vọng phá hủy phòng tuyến Maginot nằm ở phía đông nước Pháp cũng như các mục tiêu khác của quân Đồng minh, chính quyền Hitler đã bỏ ra khoảng 67 triệu USD (tính theo thời giá hiện nay) để nghiên cứu, chế tạo siêu pháo khổng lồ Schwerer Gustav.Các kỹ sư của Đức quốc xã đã bắt đầu lên ý tưởng thiết kế một khẩu siêu pháo có trọng lượng hơn 1.000 tấn. Tuy nhiên, phải đến năm 1939, quá trình sản xuất mẫu thử siêu pháo Schwerer Gustav mới được thực hiện.Trong các cuộc thử nghiệm, siêu pháo Schwerer Gustav khai hỏa và viên đạn nặng 7 tấn xuyên được qua 7m bê tông và tấm giáp dày 1m. Sau nhiều thử nghiệm, quá trình chế tạo siêu pháo Schwerer Gustav hoàn tất. Đức quốc xã đã tạo ra 2 siêu pháo khổng lồ với mỗi khẩu nặng 1.350 tấn.Siêu pháo Schwerer Gustav có chiều dài 47,3m, rộng 7,1m, cao 11,6m. Đường kính cỡ nòng của pháo lên tới 0,8m và sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn.Do sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn/viên nên siêu pháo Schwerer Gustav sẽ cần khoảng 30 - 45 phút cho mỗi phát bắn. Một ngày, vũ khí khủng này có thể bắn tối đa 14 viên đạn.Với trọng lượng 1.350 tấn, việc vận chuyển và vận hành siêu pháo Schwerer Gustav đòi hỏi nguồn nhân lực lớn. Mỗi lần di chuyển ra mặt trận, vũ khí này sẽ được tháo rời và vận chuyển riêng bằng hệ thống đường ray.Hệ thống đường ray dành cho việc di chuyển của siêu pháo Schwerer Gustav sẽ cần sự tham gia của hơn 2.500 người. Khi tới vị trí khai hỏa, 250 binh sĩ khác sẽ có nhiệm vụ lắp ráp và vận hành pháo. Thêm nữa, 2 tiểu đoàn pháo cao xạ phòng không được triển khai để đảm bảo an toàn cho siêu pháo Schwerer Gustav khỏi các cuộc tập kích đường không của đối phương.Hai siêu pháo khổng lồ Schwerer Gustav của Đức quốc xã đã được triển khai ở Mặt trận phía Đông vào giữa năm 1942 và gây ra những thiệt hại đáng kể cho quân Đồng minh. Dù vậy, vũ khí khủng này vẫn không thể giúp Hitler giành được thắng lợi trong Chiến tranh thế giới 2.Trước khi Thế chiến 2 kết thúc, Đức quốc xã đã phá hủy siêu pháo Schwerer Gustav vì không muốn vũ khí này rơi vào tay quân Đồng minh. Chính quyền Hitler và quân Đức làm như vậy là vì biết không thể tránh khỏi kết cục thất bại.Đến nay, Schwerer Gustav vẫn nắm giữ kỷ lục là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh và là khẩu pháo di động lớn nhất trong lịch sử từng được chế tạo cũng như bắn loại đạn nặng nhất.Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.
Với tham vọng phá hủy phòng tuyến Maginot nằm ở phía đông nước Pháp cũng như các mục tiêu khác của quân Đồng minh, chính quyền Hitler đã bỏ ra khoảng 67 triệu USD (tính theo thời giá hiện nay) để nghiên cứu, chế tạo siêu pháo khổng lồ Schwerer Gustav.
Các kỹ sư của Đức quốc xã đã bắt đầu lên ý tưởng thiết kế một khẩu siêu pháo có trọng lượng hơn 1.000 tấn. Tuy nhiên, phải đến năm 1939, quá trình sản xuất mẫu thử siêu pháo Schwerer Gustav mới được thực hiện.
Trong các cuộc thử nghiệm, siêu pháo Schwerer Gustav khai hỏa và viên đạn nặng 7 tấn xuyên được qua 7m bê tông và tấm giáp dày 1m. Sau nhiều thử nghiệm, quá trình chế tạo siêu pháo Schwerer Gustav hoàn tất. Đức quốc xã đã tạo ra 2 siêu pháo khổng lồ với mỗi khẩu nặng 1.350 tấn.
Siêu pháo Schwerer Gustav có chiều dài 47,3m, rộng 7,1m, cao 11,6m. Đường kính cỡ nòng của pháo lên tới 0,8m và sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn.
Do sử dụng loại đạn nặng 7,1 tấn/viên nên siêu pháo Schwerer Gustav sẽ cần khoảng 30 - 45 phút cho mỗi phát bắn. Một ngày, vũ khí khủng này có thể bắn tối đa 14 viên đạn.
Với trọng lượng 1.350 tấn, việc vận chuyển và vận hành siêu pháo Schwerer Gustav đòi hỏi nguồn nhân lực lớn. Mỗi lần di chuyển ra mặt trận, vũ khí này sẽ được tháo rời và vận chuyển riêng bằng hệ thống đường ray.
Hệ thống đường ray dành cho việc di chuyển của siêu pháo Schwerer Gustav sẽ cần sự tham gia của hơn 2.500 người. Khi tới vị trí khai hỏa, 250 binh sĩ khác sẽ có nhiệm vụ lắp ráp và vận hành pháo. Thêm nữa, 2 tiểu đoàn pháo cao xạ phòng không được triển khai để đảm bảo an toàn cho siêu pháo Schwerer Gustav khỏi các cuộc tập kích đường không của đối phương.
Hai siêu pháo khổng lồ Schwerer Gustav của Đức quốc xã đã được triển khai ở Mặt trận phía Đông vào giữa năm 1942 và gây ra những thiệt hại đáng kể cho quân Đồng minh. Dù vậy, vũ khí khủng này vẫn không thể giúp Hitler giành được thắng lợi trong Chiến tranh thế giới 2.
Trước khi Thế chiến 2 kết thúc, Đức quốc xã đã phá hủy siêu pháo Schwerer Gustav vì không muốn vũ khí này rơi vào tay quân Đồng minh. Chính quyền Hitler và quân Đức làm như vậy là vì biết không thể tránh khỏi kết cục thất bại.
Đến nay, Schwerer Gustav vẫn nắm giữ kỷ lục là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh và là khẩu pháo di động lớn nhất trong lịch sử từng được chế tạo cũng như bắn loại đạn nặng nhất.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.